Singapore

Được biết, sau khi phẫu thuật ở bệnh viện Pháp Việt thì hồ sơ bệnh án của Abass được gửi sang Singapore để các bác sỹ kiểm tra. Thế nên, chân sút của B.Bình Dương phải sang Singapore để điều trị chấn thương.

Chiều nay, Abass bay sang Singapore điều trị

Hiện tại, Abass phải mang nẹp ở chân sau ca phẫu thuật ở bệnh viện Pháp Việt. Theo đó, chân sút này có thể di chuyển bằng nạng. Lúc này, Abass và người của B.Bình Dương đã có mặt ở sân bay Tân Sơn Nhất và sắp khởi hành chuyến bay sang Singapore.

Trao đổi với Thể thao 24h, Tổng GĐ Công ty CP Thể thao Bóng đá B.Bình Dương, ông Cao Văn Chóng cho biết: “Việc cần thiết đầu tiên là phải điều trị cho Abass có thể bình phục sớm nhất. B.Bình Dương sẽ lo toàn bộ chi phí cho Abass…”.

VĂN NHÂN

Theo chia sẻ của bác sỹ Nguyễn Nguyên Tuấn (SHB.Đà Nẵng) thì ông sẽ không đồng hành cùng Anh Khoa sang Singapore. Theo đó, Anh Khoa sẽ phẫu thuật đầu gối tại bệnh viện Parkway (Singapore).

Chiều nay, Anh Khoa sang Singapore phẫu thuật đầu gối

Bác sỹ Nguyễn Nguyên Tuấn cho biết chi phí cho ca phẫu thuật của Anh Khoa sẽ tốn kém khoảng 34 ngàn USD Singapore (khoảng 530 triệu đồng). Trước đó, bệnh viện Parkway từng phẫu thuật cho nhiều cầu thủ của SHB.Đà Nẵng như Phước Vĩnh, Nguyên Sa…

Từng trao đổi với Thể thao 24 về khả năng Anh Khoa trở lại thi đấu thì bác sỹ Nguyễn Nguyên đánh giá rất thấp, khi chấn thương của tiền vệ này thuộc diện hiếm gặp của bóng đá Việt Nam.

VĂN NHÂN

Singapore được xem là đất nước có cơ sở y tế hàng đầu châu Á. Đảo quốc Sư tử với bệnh viện Parkway chính là nơi mà rất nhiều ngôi sao của BĐVN như: Văn Quyến, Quốc Vượng, Phước Tứ, Tiến Thành, Ngọc Duy, Phước Vĩnh… trong quá khứ đã chọn lựa để phẫu thuật chấn thương.

Mổ chân ở Singapore hết bao nhiêu tiền?

Với trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên nghiệp, đứng đầu là Tiến sỹ Tan Jae Lim, người được xem là bậc thầy về việc phẫu thuật dây chằng ở khu vực châu Á, nên các ca phẫu thuật chấn thương trong thể thao ở Parkway có chi phí rất cao.

Cách đây 6 năm, để có thể phẫu thuật thành công chấn thương dây chằng gối, tiền vệ Ngọc Duy (HN.T&T) đã phải bỏ ra số tiền gần 20.000 đô-la Singapore (300 triệu đồng vào thời điểm đó). Một năm sau đó vào mùa giải 2010, tiền vệ Mai Tiến Thành (B.Bình Dương) cũng chi ra số tiền 23.000 đô-la Singapore (400 triệu đồng) mổ nối dây chằng chéo trước đầu gối. Mới nhất là trường hợp của hậu vệ Xuân Hùng (T.Quảng Ninh, ảnh) cũng phải bỏ ra 350 triệu đồng cho toàn bộ chi phí ca phẫu thuật tại Đảo quốc Sư tử.

Lý giải về việc chi phí phẫu thuật thay đổi theo từng năm, bà Nguyễn Thị Nga – đại diện bệnh viện Parkway tại Việt Nam – cho biết: “Chi phí ca mổ lên xuống thất thường do phụ thuộc vào tỷ giá đô-la Singapore. Về cơ bản, giá của một ca mổ dây chằng chéo trước đầu gối dao động trong khoảng 300 – 400 triệu đồng”.
Như thế, với việc tiền vệ Anh Khoa gặp phải đa chấn thương theo chẩn đoán ban đầu như đứt dây chằng chéo trước, sau và dập sụn chêm đầu gối…, chi phí ca phẫu thuật này có thể lên tới hơn 600 triệu đồng.

TÚ PHẠM

Câu chuyện Quế Ngọc Hải và Anh Khoa: SLNA “vào cuộc” tìm kết quả

Đến với Monza, người ta tìm thấy giá trị lịch sử 65 năm của làng F1. Hơn thế nữa, đó còn là chặng đua “sân nhà” của đội đua danh giá nhất – Ferrari. Không đâu cho tay lái cảm xúc hào hùng hơn trên bục chiến thắng tại đây, khi chứng kiến một biển tifosi chạy ùa ra ăn mừng ngay phía dưới chân mình.

Nếu như Monza là thánh đường của niềm đam mê thì Monaco là nơi tốc độ gặp gỡ với phong cách quý tộc.

Về mặt kỹ thuật, chặng đua tại Monte Carlo đơn giản là cuộc đuổi bắt trên những con phố chật hẹp mà quan trọng nhất là giữ vị trí dẫn đầu mà không va vào lề đường. Nhưng bên cạnh đó là những cuộc trình
diễn thời trang, xe cộ hay du thuyền mà chỉ có những đại gia vừa có tiền vừa có danh tiếng mới đủ tư cách tham gia.

F1: Không chỉ khác biệt nhờ... đua đêmXếp bên 2 cái tên hoành tráng đó, Singapore không hề kém cạnh, khi là chặng đua đêm duy nhất và cũng là chặng đua được tổ chức hoàn hảo nhất trong cả mùa giải.

Đó là sự kiện mà ai cũng thấy hài lòng. Các fan ruột của F1 được chứng kiến các tay lái chinh phục thử thách khắc nghiệt bậc nhất trong mùa giải. Những người yêu âm nhạc có cơ hội xem màn trình diễn của những ngôi sao hàng đầu. Nếu bạn là một CEO đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở châu Á, sự kiện này cũng là điểm dừng chân không thể bỏ qua.

Là một chặng đua trên đường phố, Singapore Grand Prix là nơi tài năng của các tay lái có thể tạo ra nhiều khác biệt. Đường đua Marina Bay được xem là một trong những thử thách khó khăn nhất của mùa giải.

Chặng đua kéo dài đến gần 2 giờ này luôn khiến các tay lái mướt mồ hôi bởi độ ẩm và nhiệt độ cao. Đường đua ngang mực nước biển cũng khiến không khí đậm đặc, vừa gây khó khăn cho các tay lái, vừa khiến lượng nhiên liệu tiêu hao tăng đáng kể.

Với nhiều khúc cua ở tốc độ thấp, đây là nơi mà kỹ năng điều khiển và sự khôn ngoan luôn đem lại hiệu quả cao nhất. Việc thích ứng với ánh sáng của hàng vạn bóng đèn chiếu sáng vịnh Marina cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng. Chẳng phải ngẫu nhiên mà 3 ngôi sao được đánh giá là giỏi nhất làng F1 hiện tại – Alonso, Vettel và Hamilton – luôn thể hiện phong độ ấn tượng tại Singapore.

Không chỉ phải “chạy marathon” trên đường đua, các tay lái cũng sẽ cực kỳ vất vả với những hoạt động bên lề. Đây được xem là địa điểm làng F1 chốt vấn đề tài trợ cho mùa giải mới. Cùng với đó là hàng loạt các sự kiện quảng cáo, gặp gỡ fan hâm mộ, nhà tài trợ… Với nhiều tay đua, đặc biệt là các ngôi sao như Hamilton, Vettel hay Rosberg, việc chạy show ngoài đường đua thậm chí còn vất vả hơn cả việc tranh nhau về đích đầu tiên.

LONG NGUYỄN

Singapore Grand Prix sẽ diễn ra vào ngày 20/09 tới đây.

Theo tờ Manchester Evening News, Giggs và Neville vừa bán lại 75% cổ phần của Hotel Football cho doanh nhân Peter Lim với giá 30 triệu bảng. Thương vụ được hoàn tất nhanh chóng nhờ mối quan hệ làm ăn mật thiết giữa tỷ phú người Singapore và các huyền thoại Man Utd. Cuối năm ngoái, ông Lim đầu tư một số tiền lớn vào Salford City, đội bóng nghiệp dư ở Manchester được Giggs, Butt, Scholes và anh em nhà Neville mua lại vào tháng 3 năm ngoái. Sau đó, tỷ phú Singapore đưa ra lời đề nghị hợp tác để vực dậy Hotel Football vì Giggs và Neville chỉ đá bóng giỏi chứ làm ăn thì còn kém lắm.

Giggs, Neville “bán tống, bán tháo” Hotel Football cho tỷ phú SingaporeTrên thực tế, Peter Lim đã sớm nhận ra tiềm năng của mô hình kinh doanh khách sạn bóng đá. Không lâu sau khi Hotel Football khai trương ở Manchester, tỷ phú nguời Singapore cũng lên kế hoạch xây dựng một khách sạn tương tự gần sân nhà Mestalla của Valencia. Khi các huyền thoại Man Utd thất bại, ông Lim đã chớp thời cơ để độc quyền khách sạn bóng đá ở khu vực châu Âu.

Ông Wai Han Lock, Giám đốc điều hành của Rowsley Limited cho biết: “Manchester là một thành phố năng động với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Ngay từ đầu, Hotel Football đã gây ấn tượng với chúng tôi ở vị trí, phong cách phục vụ, sự quản lý chuyên nghiệp và trên hết là Gary, Phil, Ryan, Paul và Nicky đã biết đi từ niềm đam mê đến hành động để biến giấc mơ thành hiện thực… Chúng tôi cùng chia sẻ một giấc với Hotel Football và NHM Man Utd. Bóng đá kết nối mọi người trên thế giới và chúng tôi sẽ sử dụng kiến thức bất động sản để phát triển khách sạn lên một tầm cao mới. Rowsley hiểu rõ mục tiêu của của Hotel Football và nguyện vọng của NHM Man Utd. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục mang lại những lợi ích cho khách hàng”.

Sáu tháng trước, Giggs và Neville khai trương khách sạn bóng đá đầu tiên trên thế giới ở Manchester. Hotel Football là khách sạn 4 sao, cao 10 tầng với 133 phòng có khả năng phục vụ tối đa 1.500 khách. Ngoài ra, sân thượng còn được thiết kế để có thể chuyển đổi thành một sân bóng, hoặc tổ chức sự kiện cho 200 người. Các huyền thoại Man Utd đặt rất nhiều kỳ vọng vào dự án này, nhưng rốt cuộc, họ đã phải đón nhận thất bại vì những tính toán sai lầm.

Ngay từ khi chưa khai trương, Hotel Footbal đã bị tẩy chay vì giá quá cao. Một CĐV Man Utd chia sẻ với tờ Manchester Evening News: “Thật đáng xấu hổ cho Giggs và Neville. Làm sao họ có thể bắt chúng tôi trả 270 bảng/đêm chứ. Hotel Football chỉ dành cho những người giàu chứ không phải các CĐV như chúng tôi”. Không lâu sau, báo chí Anh phát hiện Giggs và Neville thuê một kẻ giết người quảng cáo khách sạn. Sự việc chưa chìm xuống thì tờ The Sun công bố bằng chứng cho thấy Hotel Football tiếp đón rất nhiều kẻ nghiện ma túy. Cảnh sát lập tức vào cuộc điều tra khiến công việc làm ăn ngày càng ế ẩm. Cực chẳng đã, Giggs và Neville mới phải “bán tống bán tháo” Hotel Football.

Nguyễn Mai

Đúng như nhìn nhận của HLV Hoàng Anh Tuấn, Singapore không phải là đối thủ của U.19 VN. Khoảng cách lớn thể hiện qua tỷ lệ kiểm soát bóng, các cơ hội và số bàn thắng mà đội bóng áo trắng ghi được. Trận đấu kết thúc ngay sau hiệp 1, với 3 bàn thắng của Đức Chinh, Minh Dĩ và Tiến Linh.

Giải U.19 ĐNÁ, Việt Nam 6-0 Singapore: Chơi tennisHLV Hoàng Anh Tuấn thay đổi trên hàng công ở hiệp 2 với sự xuất hiện của tiền vệ Quang Hải và U.19 VN ghi thêm 3 bàn thắng nữa do công của Trọng Hoá, Tiến Anh và Tiến Linh.

Với chiến thắng này, U.19 VN có 7 điểm và đặt một chân vào bán kết. Vào lúc 19h00 ngày 31/08, đội sẽ đá trận cuối vòng bảng gặp U.19 Myanmar.

Tú Phạm

“Sét đánh” bên đường bơi xanh

9 tuổi mới bắt đầu tập bơi nhưng Phạm Thúy Vi đã trở thành một trong những kình ngư hay nhất của bơi TP.HCM, với rất nhiều chiến tích trên đường đua xanh. Đến năm 2001, cô chia tay nghiệp bơi để đi học rồi chuyển sang nghiệp HLV.

Nữ kình ngư Việt & Mối tình vượt 3.000 cây số

Sau 20 năm gắn bó, có lẽ chính Thúy Vi cũng không thể ngờ có ngày mình chuyển sang Singapore sinh sống và lập nghiệp. Ngã rẽ đặc biệt ấy bắt nguồn từ mối tình duyên định mệnh của Thúy Vi với Aloysius Yeo (quản lý đội tuyển thành tích cao ĐT bơi Singapore). Vào năm 2010, Phạm Thúy Vi dẫn ĐT bơi TP.HCM sang Philippines tham dự giải nhóm tuổi ĐNÁ. Trước nụ cười cuốn hút và rất duyên của nữ HLV này, Aloysius Yeo như người bị “say nắng”. Thế nhưng, mọi chuyện khi đó mởi chỉ dừng lại ở tình cảm đồng nghiệp. Phải sau đó 1 năm khi tái ngộ ở giải Malaysia Open, anh chàng người Sing mới quyết tâm chinh phục bằng được người đẹp làng bơi. Không chỉ liên tục “tấn công” qua mạng xã hội mà Aloysius Yeo giống như một thành viên mới của Trung tâm Thể thao dưới nước Yết Kiêu, khi hằng tuần bay qua Việt Nam để gặp Thúy Vi.

Trước tình cảm chân thành và mãnh liệt, vượt khoảng cách hơn 3.000 cây số của Aloysius Yeo, HLV nữ này không “xiêu” cũng phải “đổ”. Họ đã đến với nhau trong sự chúc phúc của nhiều đồng nghiệp ở Trung tâm Yết Kiêu. Đến cuối năm 2012, chuyện tình vượt biên giới Việt – Sing trên đường đua xanh đã chính thức “đơm bông kết trái”, với một lễ cưới đông vui, ý nghĩa giống như một Đại hội của môn bơi.

Theo chồng” càng đắm đuối nghiệp bơi

Qua 2 thập kỷ gắn bó từ VĐV đến HLV, Trung tâm Yết Kiêu giống như mái nhà thứ 2 của Phạm Thúy Vi. Thậm chí, thời gian mà nữ kình ngư này ở Yết Kiêu còn nhiều hơn ở nhà. Thế nhưng, “có chồng thì phải theo chồng” nên Thúy Vi đành giã từ bơi TP.HCM để sang Singapore định cư cùng chồng và bắt đầu hành trình mới.

Ngoài cựu kình ngư Phạm Thúy Vi, còn có một số nữ tuyển thủ Việt Nam xuất sắc khác đang “làm dâu” ở xứ Đảo quốc Sư tử. Cựu tuyển thủ hàng đầu môn cầu mây Nguyễn Thúy Vinh (chị gái ruột của Nguyễn Thúy Hiền) nên duyên với một doanh nhân từng là một VĐV môn này. Hay kỳ thủ cờ tướng số 1 Ngô Lan Hương kết duyên với Tổng thư ký Liên đoàn Cờ Singapore Hứa Đức Vinh. Riêng trường hợp của Lan Hương vô cùng đặc biệt bởi cưới nhau đã 3 năm song chị vẫn chưa “theo chồng”. Hai vợ chồng vẫn sống trong cảnh “Ngưu Lang – Chức Nữ”, thi thoảng Hương mới sang Singapore thăm chồng, còn chủ yếu Đức Vinh thu xếp sang TP.HCM với vợ. Hương đã thuyết phục được chồng tạm thời vẫn được ở gần bố mẹ, và tiếp tục cống hiến cho cờ tướng Việt Nam thêm một thời gian nữa.

“Khi lấy chồng thì tôi muốn có một công việc ổn định ở bên Singapore nên đã chuẩn bị mọi thứ ngay từ đầu để tránh bỡ ngỡ. Tháng 7/2013, tôi chuyển đến làm việc tại CLB Swimfast và làm đến bây giờ”, Phạm Thúy Vi chia sẻ về cuộc bén duyên với bơi Quốc đảo Sư tử.

Thực tế để có được công việc ở Swimfast, Thúy Vi đã phải mất nhiều lần sang phỏng vấn mới được nhận. Thời gian đầu ở Singapore, cựu kình ngư xuất sắc này cũng gặp rất nhiều khó khăn, với những điều hoàn toàn khác biệt khi các VĐV ở Singapore phải trả tiền cho CLB và HLV. Thế nên cựu kình ngư này chẳng những phải làm tốt nhiệm vụ mà còn phải khiến các VĐV được vừa ý. Không còn cách nào khác, Vi lại phải lao vào học, lao vào làm, gần như phải khởi động lại từ đầu. Ngoài việc cả ngày lăn lội bên bể bơi, các buổi tối, cô còn phải tranh thủ để nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị giáo án huấn luyện cho từng học trò. Cũng may, cùng với nỗ lực và khả năng của bản thân, Vi còn nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ ông chồng rất có tầm về chuyên môn. Chỉ sau mấy tháng, vị HLV trẻ đến từ Việt Nam đã đảm đương xuất sắc nhiệm vụ, và giờ đang là một trụ cột của CLB Swimfast, nơi đang đóng góp tới 70% lực lượng cho ĐTQG Singapore.

Văn Nhân

“Singapore là một đất nước tiến bộ nhưng khi mới qua thì tôi rất nhớ nhà. Năm đầu tiên, tôi bay về Việt Nam đến 8 lần vì rất nhớ nhà và mọi người. Cứ mỗi thứ 7, tôi xin bay về Việt Nam vì nhớ gia đình và mọi thứ lắm. Phải đến năm thứ 2, tôi mới không thường xuyên về nước nữa…”, Phạm Thúy Vi chia sẻ trong chuyến về Việt Nam vừa qua. Cuối năm nay, Phạm Thúy Vi sẽ lần đầu trở lại quê mẹ với tư cách là HLV của ĐT trẻ Singapore tại giải trẻ Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.

Ngoài cựu kình ngư Phạm Thúy Vi, còn có một số nữ tuyển thủ Việt Nam xuất sắc khác đang “làm dâu” ở xứ Đảo quốc Sư tử. Cựu tuyển thủ hàng đầu môn cầu mây Nguyễn Thúy Vinh (chị gái ruột của Nguyễn Thúy Hiền) nên duyên với một doanh nhân từng là một VĐV môn này. Hay kỳ thủ cờ tướng số 1 Ngô Lan Hương kết duyên với Tổng thư ký Liên đoàn Cờ Singapore Hứa Đức Vinh. Riêng trường hợp của Lan Hương vô cùng đặc biệt bởi cưới nhau đã 3 năm song chị vẫn chưa “theo chồng”. Hai vợ chồng vẫn sống trong cảnh “Ngưu Lang – Chức Nữ”, thi thoảng Hương mới sang Singapore thăm chồng, còn chủ yếu Đức Vinh thu xếp sang TP.HCM với vợ. Hương đã thuyết phục được chồng tạm thời vẫn được ở gần bố mẹ, và tiếp tục cống hiến cho cờ tướng Việt Nam thêm một thời gian nữa.

Xuất phát ngang ngửa thần đồng Singapore

Kình ngư sinh năm 1995 Schooling là thần đồng của cường quốc bơi lội ở Đông Nam Á, Singapore. Ngay SEA Games 26, kỳ Đại hội đầu tiên của mình, Schooling đã quyết tâm giành HCV ở tất cả nội dung dự tranh. Tuy nhiên, mục tiêu ấy đã bị chặn lại bởi chính Hoàng Quý Phước. Gương mặt lạ đến từ Việt Nam đã gây chấn động khi giành 2 HCV, phá 1 kỷ lục, trong đó trực tiếp đánh bại Schooling ở nội dung 100m bướm.

4 năm tụt dốc & Nỗi đau mang tên... Schooling

Khi ấy, 2 kình ngư này được đánh giá sẽ trở thành kỳ phùng địch thủ, niềm hy vọng vươn ra quốc tế của làng bơi ĐNÁ, với xuất phát điểm như nhau. Dù hơn Schooling 2 tuổi, song về hình thể, tố chất cũng như triển vọng, Phước không hề kém cạnh. Một vài chỉ số như sải tay, độ bám nước, đặc biệt bản lĩnh thi đấu, tuyển thủ người Đà Nẵng còn nhỉnh hơn.

Người lên đỉnh châu lục, người “chìm” ngay “hội làng”

Rất đáng buồn vì SEA Games 2011 rực sáng là giải đấu duy nhất Phước có thể sánh được với Schooling, thậm chí còn là tác nhân khiến Singapore phải đẩy nhanh kế hoạch đầu tư chuyên biệt cho thần đồng của  mình. Phước đã nhanh chóng bị Schooling cho “ngửi khói”, với một khoảng cách ngày càng xa về đẳng cấp.
Phước chưa bao giờ tìm lại được phong độ cao nhất của mình, dù chỉ ở tầm mức khu vực. Phải nỗ lực và may mắn, anh mới đoạt được 2 HCV ở 2 kỳ SEA Games tiếp theo. Trình độ của anh coi như đã “đóng khung”, chính xác hơn “chìm nghỉm” ở đấu trường ĐNÁ.

Trong khi đó, Schooling có những bước thăng tiến như vũ bão lên đỉnh châu lục. Đỉnh cao nhất của anh là chiến tích giành 1 HCV, 1 HCB và 1 HCĐ ASIAD 2014; đoạt 9 HCV, phá 9 kỷ lục SEA Games 2015. Tài năng của đảo quốc Sư tử cũng lọt vào Top 8 và Top 10 một số nội dung sở trường tại giải VĐTG đang diễn ra tại Nga.

Vì đâu nên nỗi?

Nhìn nhận thẳng thắn, kể cả có được đầu tư cao nhất, phát huy tốt nhất tài năng của mình, Phước cũng sẽ không thể bằng Schooling, bởi khác biệt rõ rệt giữa 2 nền bơi, cũng như tính chuyên nghiệp, sức bền của 2 cá nhân. Thế nhưng, đó không thể là lý do quyết định để Phước lại thua kém đối thủ đến mức thảm hại như vậy. Phước vẫn hoàn toàn có thể vươn tới nhóm hàng đầu châu lục, để có thể có huy chương ASIAD, giành suất chính thức Olympic, một thứ hạng cao ở giải VĐTG. Điều cốt yếu nằm ở ngành thể thao cùng đơn vị chủ quản Đà Nẵng đã chăm lo cho Phước thiếu hiệu quả, và so với những gì Singapore làm với Schooling thì chúng ta phải thấy… xấu hổ.

Từ đầu năm 2012, Schooling đã được đưa sang Mỹ vừa học văn hóa vừa tập huấn, dưới sự kèm cặp của chuyên gia hàng đầu thế giới về đào tạo trẻ Lopez. Anh đã có một quy trình rèn tập chuyên biệt, đúng chuẩn quốc tế. Còn với Phước, cũng thời điểm mang tính quyết định của sự nghiệp và cũng đi Mỹ song chỉ vài tháng đã trở về do nội bộ ĐTQG mâu thuẫn, khả năng thích nghi kém.

Suốt mấy năm sau đó, anh đã lãng phí tài năng hiếm có khi chỉ quanh quẩn trong nước kết hợp với các chuyến rèn giũa ngắn hạn ở Trung Quốc. Mãi đến đầu năm nay, những người có trách nhiệm mới đầu tư trở lại cho Phước bằng một chuyến tập huấn Nhật Bản. Không chỉ đã quá muộn, mà chuyến đi tốn kém tới 1,6 tỷ đồng của anh cũng kết thúc dang dở với những bất cập về địa điểm, phương thức tập huấn.

HÀ THẢO

Bỏ thi 100m bướm tại giải VĐTG

Theo lịch trình, chiều qua, Hoàng Quý Phước tham dự nốt cự ly 100m bướm tại giải VĐTG trên đất Nga. Tuy nhiên, anh đã quyết định bỏ thi vào giờ chót, do sức khỏe không đảm bảo, cùng tâm lý bất ổn. Nếu dự tranh, với tình trạng thể lực và phong độ hiện tại, Phước cũng khó tránh một kết quả tệ hại giống 2 nội dung 200m tự do và 100m tự do trước đó. Sau giải, Phước sẽ trở về nước để điều trị dứt điểm chấn thương lưng dai dẳng, và ngành thể thao cũng đã phải liên hệ một địa điểm tập huấn mới cho anh, có thể tại Hungary hoặc Nga.

HLV Miura là một nhà cầm quân kỹ tính, làm việc khoa học và tỉ mỉ nên mọi thông số các đối thủ đều được nghiên cứu rất kỹ. Không nhiều người biết, trong quá trình chuẩn bị SEA Games 28, khi đặt lên bàn cân những ứng viên có khả năng tranh chấp ngôi vô địch, ông Miura đã loại bỏ cái tên Malaysia.

2chan1

Không phải coi thường mà đơn giản với những hiểu biết, thông tin có được về đối thủ này, ông thầy người Nhật nhận định rằng Malaysia không phải vật cản của U.23 VN. Đến thời điểm này, ông thầy người Nhật đã đúng, khi U.23 Malaysia không thể vượt qua U.23 VN, U.23 Thái Lan và dừng chân ở vòng bảng.

Nó cũng giống như cách vị HLV này bày tỏ muốn gặp U.23 Singapore ở bán kết thay vì là 2 đối thủ U.23 Myanmar hay U.23 Indonesia. Theo lý giải của ông Miura, chạm trán với đội chủ nhà ở bán kết, U.23 VN sẽ được đá trận muộn lúc 19h30, không bị hao tốn thể lực như phải thi đấu giữa cái nắng hơn 30 độ lúc 14h00. Mặt khác, với những thông tin, số liệu có được về U.23 Singapore sau những trận đấu vòng bảng, ông thầy người Nhật tự tin U.23 VN có thể “giải mã” đội chủ nhà dù bất lợi mọi mặt do phải đá sân khách.

Chính vì đã lên sẵn một kịch bản gặp U.23 Singapore nên khi được hỏi đánh giá về U.23 Myanmar, HLV Miura từ chối chia sẻ về đối thủ mà chính ông cũng chưa có kế hoạch cụ thể để hóa giải.

Tố Quyên (từ Singapore)

Vì vậy mà tại đây, quốc thiều Singapore “Majulah Singapura” đã trở thành giai điệu quen thuộc với khán giả, đặc biệt vào đầu tuần này, khi giai điệu ấy được cất lên đến 5 lần.

0

Nào ngờ, sự cố đã xảy ra ở lần thứ 6 và cũng là đợt đua chung kết cuối cùng trong ngày, khi đội 4x200m tự do nữ của Singapore với Quah Ting Wen, Christie Chue, Amanda Lim và Rachel Tseng giành chiến thắng. Trong lúc các “cô gái Vàng” của Singapore đang say mê nghe quốc thiều trên bục vinh quang thì bất ngờ hệ thống âm thanh tắt tiếng.

Tuy nhiên, sự cố có thể ảnh hưởng tới kỷ niệm 50 năm ngày độc lập của Singapore này đã được các khán giả -đang hát theo tiếng nhạc – xử lý rất thông minh khi hát to hơn vì nhận thấy hệ thống âm thanh gặp sự cố. Những tiếng ca rền vang nhà thi đấu nêm kín người ấn tượng tới mức các kình ngư nước ngoài có mặt tại chỗ phải bật thốt lên: “Thật tuyệt vời!”.

Sau đó, Quah Ting Wen khẳng định đây là “khoảnh khắc đáng nhớ nhất” của cô qua các kỳ SEA Games, đồng thời tâm sự: “Chúng ta thường bảo thể thao gắn kết mọi người với nhau, và đây chính là ví dụ tốt nhất chứng tỏ điều đó. Khán giả hát hay tới mức lúc đó, tôi cứ ngỡ đây là chương trình được dàn xếp trước. Tình cảnh lúc đó thật sự rung động lòng người, nhắc nhở cho chúng tôi luôn phải nỗ lực vì đất nước”.

Tứ Ca

sEA2

Tờ The New Paper của Singapore số ra sáng nay, gọi chiến thắng của U.23 Việt Nam trước U.23 Malaysia là không thể diễn tả được. Truyền thông của nước chủ nhà rất bất ngờ với sức mạnh của thầy trò HLV Miura và cái tên mà họ ấn tượng nhất trong chiến thắng 5 sao của U.23 Việt Nam không ai khác là tiền đạo Công Phượng.

Trong bài báo của mình, tờ The New Paper đánh giá, U.23 Việt Nam là một đối thủ đáng gờm và thầy trò Miura đủ sức lật đổ U.23 Thái Lan ở SEA Games 28 này. Tương tự như truyền thông Singapore, báo chí Malaysia cũng đặc biệt ấn tượng trước chiến thắng huỷ diệt của U.23 VN. Họ coi thất bại của đội nhà là một bài học quý giá ở SEA Games, khi thầy trò HLV Ong Kim Swee đã không thể đánh giá đúng sức mạnh của đối thủ.

Tờ The Star nhận định, trận thua với tỷ số 1-5 trước U.23 Việt Nam thực sự là cơn ác mộng với hàng thủ của U.23 Malaysia. Truyền thông nước này cũng không đặt nhiều niềm tin vào cửa đi tiếp của thầy trò HLV Ong Kim Sưee bởi trận đấu tiếp theo họ phải đối đầu với đội bóng rất mạnh là U.23 Thái Lan.

Phương Anh (từ Singapore)

Địa điểm tổ chức lễ thượng cờ.
Địa điểm tổ chức lễ thượng cờ.
Quốc kỳ Việt Nam được kéo lên
Quốc kỳ Việt Nam được kéo lên
Các lãnh đạo đại diện cho đoàn thể thao Việt Nam.
Các lãnh đạo đại diện cho đoàn thể thao Việt Nam.
Dẫn đầu đoàn thể thao VN tham dự lễ thượng cờ là Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng, phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT kiêm trưởng đoàn thể thao VN tại SEA Games 28 Trần Đức Phấn.
Dẫn đầu đoàn thể thao VN tham dự lễ thượng cờ là Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng, phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT kiêm trưởng đoàn thể thao VN tại SEA Games 28 Trần Đức Phấn.
Đoàn thể thao Việt Nam thể hiện quyết tâm đạt thành tích cao tại SEA Games 28.
Đoàn thể thao Việt Nam thể hiện quyết tâm đạt thành tích cao tại SEA Games 28.
Màn đón tiếp sôi động của nước chủ nhà Singapore.
Màn đón tiếp sôi động của nước chủ nhà Singapore.
Trưởng đoàn thể thao VN tại SEA Games 28 Trần Đức Phấn nhận kỷ niệm chương từ ban tổ chức.
Trưởng đoàn thể thao VN tại SEA Games 28 Trần Đức Phấn nhận kỷ niệm chương từ ban tổ chức.
Ông Trần Đức Phấn trả lời phỏng vấn phóng viên, truyền thông.
Ông Trần Đức Phấn trả lời phỏng vấn phóng viên, truyền thông.

Tuấn Tú (từ Singapore)

Đứng ở vị trí thứ 3 là Mynamar với 76%. Campuchia cũng chẳng kém bao nhiêu khi số chuyến bay tăng đến 70% so với trước. Cho dù số lượng tăng không ghê gớm như vậy, song Việt Nam và Malaysia cũng đều vượt mốc với lần lượt là 53% và 51% số chuyến bay gia tăng tới Singapore. Điều đáng chú ý không kém là cho dù số lượng tăng không tới mức chóng mặt như vậy, song số chuyến bay đến Singapore từ Đông Timor, Brunei, Indonesia và Thái Lan cũng đều tăng ở mức từ 5-46%.

APG-313 SEAGAMES_Inforgraphic_EN_V3_XY

TỨ CA