VL EURO 2016

Pha đốt lưới nhà giúp Czech dẫn 3-0 tại Hà Lan của Robin van Persie vào rạng sáng qua có thể xem là hình ảnh thích hợp nhất để mô tả “Cơn lốc màu da cam” hiện xìu tới mức nào ở vòng loại EURO 2016. Thế nhưng, chưa hẳn do “bàn thắng” ấy mà Van Persie bị xem như một trong những thủ phạm chính khiến đội nhà phải ngồi nhà xem EURO 2016 qua truyền hình. Vì với vị thế của tuyển thủ chơi cho Hà Lan nhiều trận nhất và một trong những ngôi sao giàu kinh nghiệm nhất, Van Persie lẽ ra phải làm được nhiều hơn là ghi vỏn vẹn 2 bàn suốt vòng loại lần này.

Hàng thủ lỏng lẻo cũng là một trong những tác nhân gây họa, mà nổi bật nhất là Bruno Martins Indi. Trung vệ này chẳng những chọn vị trí cực dở, mà còn thường mất tập trung khiến đội nhà thua ngớ ngẩn. Nghiêm trọng hơn nữa, “thói quen” nhận thẻ đỏ của Martins Indi thật sự là ác mộng cho Hà Lan, đặc biệt trong pha chơi xấu Kolbeinn Sigthorsson ở trận quyết định với Iceland.

Những kẻ làm xìu “Cơn lốc”

Tuy nhiên, Hà Lan không vượt qua vòng loại ở bảng A chỉ bao gồm Iceland, Czech, Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan và Latvia rõ ràng chẳng đơn giản chỉ do biểu hiện kém của vài cầu thủ. Cựu HLV Guus Hiddink phải chịu trách nhiệm chính, vì kế thừa đội ngũ do Louis van Gaal để lại, nhưng từ bỏ miếng đánh trung lộ để thay bằng bài đánh biên để rồi khi hiểu được tại sao Van Gaal không dùng lối đá như ông ta thì quá muộn. Điều trớ trêu là công chúng đã sớm nhận ra Hiddink không còn thích hợp nên yêu cầu LĐBĐ Hà Lan (KNVB) “trảm tướng” chỉ sau vài trận, nhưng HLV này vẫn ở lại đến gần 1 năm.

Trách nhiệm của Bert van Oostveen – chủ tịch kiêm GĐĐH KNVB cũng chẳng nhỏ, vì ông là một trong những người nắm quyền quyết định và tiến cử Danny Blind làm “lính cứu hỏa” bất chấp nhiều nghi vấn. Thậm chí ngay trước trận cuối rạng sáng qua, Van Oostveen vẫn tin tưởng Blind là chọn lựa chính xác khi tuyên bố: “Chúng tôi cho rằng Danny vẫn đang làm việc rất tốt, nên sẽ còn tiếp tục sau vòng loại này, bất kể Hà Lan được dự play-off hay sắp tới chỉ đá giao hữu”.

Nhìn nhận vấn đề ngây ngô như vậy cũng là cái tội, tương tự Blind đang tỏ ra ngờ nghệch đến phát sợ. Vì ngay cả khi không nhiều kinh nghiệm cầm quân, cựu danh thủ này lẽ ra phải hiểu rằng vòng loại EURO 2016 chẳng phải thời điểm để trẻ hóa. “Thánh” Johan Cruyff từng phải than trời khi chứng kiến dàn thủ non nớt của Blind. Nào ngờ ngay trận cuối trong thế “còn nước, còn tát”, ông ta vẫn dám dùng thủ môn 20 tuổi Jeroen Zoet cùng các hậu vệ Jairo Riedewald (19), Kenny Tete (20), Jeffrey Bruma (23) và Virgil van Dijk (24)! Nếu KNVB dám để Blind tiếp tục đùa giỡn với ĐTQG kiểu như vậy, “Cơn lốc” có nguy cơ tiếp tục khóc ở vòng loại World Cup 2018.

Thiên Tứ

Cú sốc

Hà Lan không vượt qua vòng loại EURO 2016 là bất ngờ lớn thứ 9 trong lịch sử các vòng loại. Trước đó là Anh không được dự EURO 2008 cùng World Cup 1974, 1978 và 1994, tương tự Pháp với World Cup 1994, Bồ Đào Nhà với World Cup 1998, Hà Lan với World Cup 2002 và Scotland với World Cup 1970 khi Celtic vừa đoạt Cúp C1.

ĐTQG Hạng 3 Không qua vòng loại EURO

Hạng 3 World Cup từ 1982
Ba Lan 1982,1984
Pháp 1986,1988
Italia 1990,1992
Thụy Điển 1994,1996
Croatia 1998,2000
TNK 2002,2004
Đức 2006, 2010 đều vào VCK
Hà Lan 2014,2016

“Tôi muốn tiếp tục công việc này. Tôi không cảm thấy tổn thương. Trên tất cả, chúng ta cần phân tích sai lầm ở chỗ nào và hướng về phía trước. Tôi muốn đứng dậy ở chỗ bị ngã”, Blind khẳng định, sau khi nhận được tín hiệu ủng hộ từ Chủ tịch LĐBĐ Hà Lan (KNVB), Bert Van Oostveen.

Sự thật là KNVB từng ướm hỏi Ronald Koeman về khả năng thay thế Blind. Tuy nhiên, nguồn tin từ bạn của Koeman cho biết HLV 52 tuổi chưa sẵn sàng trở lại quê hương, chỉ 1 năm sau khi tới Anh. Nguồn tin này cho biết: “Anh ấy có một dự án đang tiến hành ở Southampton. Lời mời (làm HLV tuyển Hà Lan) rất hấp dẫn, nhưng Ronald rõ ràng chưa sẵn sàng từ bỏ công việc này để tiến hành một dự án mới”. KNVB cũng không giấu giếm ý định mời Van Basten trở lại, sau khi từng dẫn dắt Hà Lan trong 4 năm (2004-08).

“Tôi sẽ đứng dậy ở chỗ bị ngã”

Tuy nhiên, Van Basten trước đó phát tín hiệu nhấn mạnh không thích vị trí “thuyền trưởng” và phải đứng “đầu sóng, ngọn gió”.

Bình luận về chuyện Koeman và Van Basten từ chối vị trí HLV tuyển Hà Lan, cựu tiền đạo Wim Kieft ám chỉ nội bộ tuyển Hà Lan có vấn đề và nhấn mạnh: “Bóng đá Hà Lan, thường được ca tụng về ý tưởng sáng tạo về chiến thuật và chất lượng chơi bóng, thực tế đang suy thoái, cần một cuộc cách mạng toàn diện về tầm nhìn và tài năng. Nền bóng đá này đang có một thế hệ HLV sung sức, giàu kinh nghiệm, đang làm việc ở khắp châu Âu. Hà Lan cũng có một thế hệ cầu thủ trẻ nhiều khát vọng chiến thắng. Vấn đề của chúng ta là năng lực gắn kết!”.

Cựu hậu vệ trái Van Tiggelen, chơi 161 trận cho Sparta Rotterdam, cho rằng Blind có phần lỗi – không hoàn toàn chỉ vì Guus Hiddink – trong thất bại của tuyển Hà Lan, bởi “quá thiên vị các cầu thủ Ajax”. HLV 58 tuổi mới đây triệu tập 5 cầu thủ từ Ajax (Bazoer, Cillessen, Tete, Riedewald và El Ghazi), trong khi Feyenoord và PSV chỉ có 2 người/CLB được lựa chọn. “Tôi tự hỏi vì lý do gì Davy Propper và Jorrit Hendrix (PSV) không được triệu tập, thay vì Bazoer”, Van Tiggelen chất vấn.

Đáp lại, Blind nhấn mạnh: “Tôi nghĩ chuyện đó không đáng bàn luận. Tôi không quan tâm nhiều tới đề nghị của các CLB. Công việc của tôi là lựa chọn người tốt nhất. Lựa chọn của tôi dựa trên những thách thức cao nhất với các cầu thủ, không có chút thiên vị”. Gần đây nhất, Blind cũng phải đau đầu trả lời truyền thông về vụ Van Persie và Depay cãi cọ trên sân tập.

Thành Lương

“Tôi sẽ đứng dậy ở chỗ bị ngã”

“Blind phải ở lại. Chuyện này không phải là lỗi của ông ấy. Đó là một thất bại tổng hợp của nhiều yếu tố. Nó là lỗi của các cầu thủ khi để chuyện đó xảy ra và chúng tôi đã không chơi đúng khả năng”

Wesley Sneijder.

Thủ môn Joe Hart (Anh)

Đội hình tiêu biểu vòng loại Euro 2016

Chỉ để thủng lưới 3 bàn trong 9 lần xuất hiện tại vòng loại, thủ thành của Man City đã giúp Tam Sư đạt kỷ lục toàn thắng 10 trận đấu, đội duy nhất có được thành tích này ở vòng loại Euro 2016.

Hậu vệ Vlad Chiriches (Romania)

Đội hình tiêu biểu vòng loại Euro 2016

Mặc dù có phong độ không tốt tại Tottenham, nhưng Chiriches được coi là một phần không thể thiếu của tuyển Romania. Bằng chứng là hàng thủ của đội bóng này chủ để thủng lưới 2 bàn thắng trong 10 trận đấu tại vòng loại, giúp Romania đạt kỷ lục đội bóng để thủng lưới ít nhất tại vòng loại Euro 2016.

Jerome Boateng (Đức)

Đội hình tiêu biểu vòng loại Euro 2016

Boateng là một cầu thủ quan trọng trong hàng thủ của tuyển Đức. Tham gia thi đấu cả 10 trận ở vòng loại, hậu vệ này đã giúp ĐTQG chỉ để lọt lưới tổng số 6 bàn, với thành tích chuyền chính xác tới 89%.

Fabian Schar (Thụy Sĩ)

Đội hình tiêu biểu vòng loại Euro 2016

Cùng nằm ở bảng E, Thụy Sĩ là đội bóng thứ 2 sau Anh vượt qua vòng loại Euro 2016. Hậu vệ Fabian Schar đã có đóng góp rất tích cực với 2 bàn thắng cùng 3 kiến tạo, giúp Thụy Sĩ đạt thành tích ghi 16 bàn thắng trong 10 trận vòng loại.

Gareth Bale (xứ Wales)

Đội hình tiêu biểu vòng loại Euro 2016

Là “viên ngọc quý” của xứ Wales, Gareth Bale đã ghi được 7 bàn thắng cùng với 2 kiến tạo, giúp đội tuyển xứ Wales lần đầu tiên tham dự một giải đấu lớn kể từ VCK World Cup 1958 tại Thụy Điển. Nếu không có Bale, chưa chắc “Những chú rồng” đã có vé tới Pháp vào năm sau.

Gylfi Sigurdsson (Iceland)

Đội hình tiêu biểu vòng loại Euro 2016

Là quốc gia nhỏ nhất tham dự vòng loại, Iceland vẫn kết thúc với thành tích khá cao, đó là đứng thứ 2 bảng A nhờ màn trình diễn tuyệt vời của Sigurdsson, khi ghi tới 9 bàn trong 10 lần ra sân, giúp Iceland giành vé tới Pháp mùa hè năm sau.

Marek Hamsik (Slovakia)

Đội hình tiêu biểu vòng loại Euro 2016

Nằm cùng bảng đấu với những đối thủ nặng ký như Tây Ban Nha (ĐKVĐ) hay Ukraina, tưởng chừng Slovakia sẽ khó có cơ hội vượt qua vòng loại. Tuy nhiên, với nỗ lực của toàn đội, đặc biệt là tiền vệ Hamsik, thành tích 5 bàn thắng và 1 kiến tạo đã giúp Slovakia có tên trong danh sách 20 đội bóng vào VCK Euro.

Eden Hazard (Bỉ)

Đội hình tiêu biểu vòng loại Euro 2016

Mặc dù gặp khởi đầu khó khăn ở Chelsea đầu mùa giải này, Hazard vẫn góp phần vào thành tích của ĐT Bỉ, với 5 bàn thắng và 1 kiến tạo, cùng với xứ Wales tại bảng B lọt vào VCK Euro 2016.

Thomas Muller (Đức)

Đội hình tiêu biểu vòng loại Euro 2016
Liệu có tiền đạo người Đức nào tài năng hơn Muller?

Chỉ xếp sau Lewandowski (đồng đội tại Bayern Munich) về số bàn thắng được ghi, Muller có được 9 bàn thắng và 2 kiến tạo trong 9 trận đấu, giúp thầy trò HLV Joachim Low đứng đầu bảng D và giành vé tới Pháp vào tháng 6 năm sau.

Zlatan Ibrahimovic (Thụy Điển)

Đội hình tiêu biểu vòng loại Euro 2016

Với thành tích ghi 8 bàn trong 8 trận đấu, không sai khi nói rằng nếu không có tiền đạo này, chưa chắc Thụy Điển đã vượt qua vòng loại với thành tích như hiện tại.

Robert Lewandowski (Ba Lan)

Đội hình tiêu biểu vòng loại Euro 2016

Là “mối nguy hiểm” được so sánh với Messi và Ronaldo ở thời điểm hiện tại, Lewandowski thực sự là một hiện tượng của tuyển Ba Lan, khi ghi tới 13 bàn thắng và 4 kiến tạo trong 10 trận vòng loại. Chính cú đánh đầu của ngôi sao Bayern Munich vào lưới CH Ireland là bàn thắng quyết định giúp Ba Lan giành vé tới Pháp tháng 6/2016.

Đội hình tiêu biểu

Đội hình tiêu biểu vòng loại Euro 2016

Việt Hà (Theo Goal)

Nói thế để thấy trận thắng Kazakhstan 2-1 cách đây 4 ngày cũng gần như… vô nghĩa. Dù nhìn theo hướng lạc quan, cơ hội giành vị trí thứ 3 để đá play-off vẫn còn với Hà Lan. Nhưng cơ hội đó không lớn sừng sững như chiếc cối xay gió, mà chỉ hệt như một bông hoa Tu líp héo úa chẳng thể hồi sinh tươi tốt trở lại với một hay hai giọt nước chiến thắng vẩy lên.

01h45 (14/10), Hà Lan - CH Czech: “Lốc”... bốc hơi!

Thực tế, Hà Lan và những người yêu mến đội bóng này đang và sẽ phải đối mặt viễn cảnh tồi tệ nhất đó là lần đầu tiên kể từ mùa hè 1984, “Cơn lốc da cam” sẽ không xuất hiện trên các khán đài ở một VCK EURO. Và nhìn ra rộng hơn, sau thất bại tại Vòng loại World Cup 2002, Hà Lan sắp lỗi hẹn một giải đấu lớn. Tất nhiên, còn nước còn tát. Hy vọng vẫn được đặt cược vào đôi chân của các cầu thủ Iceland cho chiến thắng ngay trên đất Thổ và tại Amsterdam thầy trò HLV Danny Blind sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để nắm lấy 3 điểm. Nhưng liệu bao nhiêu % khả năng đó thành hiện thực ở cả hai vế?

Hà Lan có thể đánh bại CH Czech, bởi với thực lực và lòng kiêu hãnh, sự tự ái khi bị tổn thương sẽ khiến “Cơn lốc” nổi lên mạnh mẽ. Tuy nhiên, số phận của thầy trò Blind lại nằm ở trận đấu tại thành phố nhỏ Konya, miền Trung của Thổ Nhĩ Kỳ. Tại đó, 1 tháng trước Hà Lan đã “tự sát” với thất bại 0-3 trước TNK để giờ họ bị đối thủ dẫn 2 điểm và hơn cả tiêu chí quan trọng nhất khi so sánh ngang điểm, thành tích đối đầu (1-1, 0-3). Sẽ không có nhiệm vụ nào dễ dàng hơn thế với TNK, chỉ cần lấy 1 điểm trước Iceland. Chừng đó sẽ giúp TNK mở tiệc ăn mừng, dù vòng play-off còn trước mắt. Nhưng ngược lại đấy sẽ là “cơn ác mộng”, như cựu trợ lý ĐT Hà Lan, Frank de Boer thừa nhận rằng ông “cảm nhận thấy rõ rệt”, khi chia sẻ trên Omnisport.

01h45 (14/10), Hà Lan - CH Czech: “Lốc”... bốc hơi!

Phải! Bị loại khỏi kỳ EURO đầu tiên đánh dấu cột mốc 24 ĐTQG tham dự VCK sẽ là thảm họa, nỗi ê chề với Hà Lan. Nó giống gần tương tự cơn ác mộng Oranje đã trải qua ở Vòng loại World Cup 2002, khi họ cũng không thể giành vé đá play-off. Ngày đó, thất bại 0-1 trên sân CH Ireland vào tháng 09/2001, khi Hà Lan của Van Gaal “quẫn” tới mức tung tới… 5 tiền đạo vào sân, coi như đặt dấu chấm hết cho hy vọng tới World Cup 2002. Bởi dù sau đó 1 tháng Hà Lan nghiền nát Andorra 4-0 thì những Nistelrooy, Seedorf, De Boer vẫn phải khóc hận. “Chúng tôi đã vào đến bán kết World Cup 1998 và EURO 2000 thế nên thật thất vọng khi bị loại đau đớn chỉ sau đó 1 năm. Nhưng sự thật chúng tôi đã không tập trung cho chiến dịch khi đó. Bây giờ cũng thế”, Frank de Boer than vãn.

Nếu 15 năm trước người dẫn dắt Hà Lan vào cơn ác mộng ở vòng loại World Cup 2002 là Louis van Gaal thì điều trớ trêu là giờ một HLV kỳ cựu khác, Guus Hiddink đã góp phần phá hỏng di sản của chính Van Gaal để lại, với vị trí thứ 3 ở World Cup hè năm ngoái.

Từ triết lý đến cách tiếp cận và việc sử dụng nhân sự của Hiddink đều không phù hợp với những gì bóng đá Hà Lan đang có. Để rồi sau thất bại ở trận mở màn trước CH Czech (1-2) 13 tháng trước, “áp lực ngày càng lớn lên ở những sai lầm kế tiếp và khi Hà Lan nhận ra thực tế thì những khoảng cách điểm mênh mông đã được đối thủ tạo ra” – De Boer chua chát thừa nhận. Rõ ràng, không thể trút hết tội lên đầu HLV hiện tại Danny Blind, ngay cả khi ông và Oranje đã gục ngã trước Iceland và TNK và chính những thất bại ấy đã đóng đinh số phận của Hà Lan. Blind chưa đủ năng lực cùng kinh nghiệm để thu dọn “mớ hổ lốn” Hiddink để lại, trong bối cảnh ngôi sao quan trọng nhất Arjen Robben chấn thương và từ tâm lý tới phong độ thi đấu, “Lốc da cam” đã ỉu xìu chỉ còn như cơn gió thoảng qua.

Và đêm nay, dù Blind cùng Hà Lan có nỗ lực sửa sai bằng việc đánh bại CH Czech, qua đó thắng cả 2 lượt trận cuối, thì cũng đã muộn rồi…

“Lốc”... bốc hơi!

LƯƠNG ANH

Đau rồi mới sướng?

Lần gần nhất Hà Lan thất bại ở Vòng loại là kỳ EURO 1984. Khi đó Hà Lan cũng giành được 13 điểm/8 trận (2 điểm/trận thắng) và có hiệu suất bàn thắng bại là +16, nhưng chỉ xếp thứ 2 và cay đắng nhìn đội đầu bảng TBN dự VCK, bởi thua đối thủ vì luật bàn thắng sân khách khi đối đầu (Hà Lan thắng 2-1 sân nhà, thua 0-1 sân khách).

Tuy nhiên, 4 năm sau, Hà Lan không chỉ vượt qua vòng loại mà họ còn đi đến đích cuối cùng khi hạ Liên Xô cũ 2-0 với một tuyệt tác của Van Basten để lần đầu tiên bước lên ngai vàng châu Âu. Liệu lịch sử có lặp lại với Oranje?

Những gì Leonid Slutsky làm được ở CSKA thật tuyệt. Trong năm thứ 6 dẫn dắt CLB này, nhìn lại, Slutsky đã giúp đội bóng Thủ đô 2 lần sưu tập đủ 3 chiếc Cúp hàng đầu ở các đấu trường quốc nội. Đó là bản lý lịch hoàn hảo đủ để thuyết phục các quan chức LĐBĐ Nga tin tưởng ở ông. Và khi ngồi vào chiếc ghế nóng, thực tế Slutsky cũng đã cho thấy năng lực của ông giúp ích được gì cho ĐT Nga.

“Lên đời” với Slutsky

Hãy nhớ, Fabio Capello ra đi hồi đầu tháng 08 đã để lại một mớ lộn xộn. Khi Nga thua Áo 0-1 ngay trên sân nhà cách đây 4 tháng, họ đứng trước nguy cơ khó mà giành vé dự Cúp châu Âu, bởi chỉ thắng 2/6 lượt trận mà 1 trong số đó trước đối thủ nhược tiểu Liechtenstein và 1 được xử thắng 3-0 trước chính Montenegro nhờ sự cố TM Akinfeev bị ném pháo sáng vào người. Không còn ai nhận ra một tập thể nhợt nhạt dưới bàn tay của Capello. Nhưng Slutsky không chỉ mang đến luồng sinh khí mới, sự tự tin, khát khao chiến thắng mà quan trọng hơn những điều chỉnh hợp lý của ông đã giúp Tuyển Nga hồi sinh mạnh mẽ.

Một nửa đội hình Tuyển Nga đã đá chính ở trận cuối dưới triều đại Capello đã được thanh lọc khi Slutsky lên nắm quyền. Những công thần như Denisov, Ignashevich, Dzagoev được trao cơ hội trở lại. Lối chơi tấn công cởi mở hơn với sơ đồ 4-3-3 đã được chọn thay thế công thức chặt chẽ, cứng nhắc dưới thời Capello. Và quan trọng là Slutsky đã tinh tường khi đặt trung phong Artem Dzyuba vào đúng vị trí giúp anh phát huy hết tiềm năng săn bàn, thay vì ưu tiên tiền đạo sở trường đá lệch trái Kokorin. 10 bàn/3 trận đã qua là minh chứng cho sức mạnh thật sự của Tuyển Nga, và một mình Dzyuba đã góp tới 6 bàn trong số đó, trong khi 6 trận đầu anh chỉ ghi 2 bàn và 1 trong số đó là quả phạt đền. Chính Dzyuba đã ghi bàn quyết định hạ Thụy Điển 1-0 và Tuyển Nga đã chiếm lấy vị trí thứ 2 từ chính tay đối thủ. Và cuối tuần qua là một bàn thắng quan trọng khác khi Nga cần phải thắng trên sân Moldova để giữ chắc ngôi vị. Giờ thì thầy trò Slutsky đang nắm quyền tự quyết với chỉ 1 điểm nữa là đủ để giữ vững vị trí thứ 2 qua đó giành suất đi thẳng đến Pháp.

Đó là nhiệm vụ quá dễ lúc này. Nga sẽ không cần đến một tai nạn để rồi hưởng lợi nhờ phán quyết của UEFA. Và Slutsky sẽ tiếp tục những ngày tháng tươi đẹp trên băng ghế chỉ đạo với thành tích toàn thắng cùng ĐT.

“Lên đời” với Slutsky

Artem Dzyuba chính là phát hiện quan trọng nhất của Tuyển Nga ở VL năm nay. Tiền đạo cao 1,94m của Zenit đã ghi 8 bàn, sánh ngang Thomas Mueller (Đức) và chỉ xếp sau Lewandowski (12 bàn, Ba Lan). Đáng chú ý, Dzyuba chỉ cần 7 lần ra sân, 5 trong số đó xuất phát từ đầu để ghi chừng ấy bàn.

Lương Anh

Chiến thắng 3-1 tại Azerbaijan vừa đảm bảo cho Italia một giấy thông hành đến thẳng VCK EURO 2016.

Trong cuộc phỏng vấn trên đài Rai Sport sau đó, chủ tịch FIGC (LĐBĐ Italia) Carlo Tavecchio tỏ ra rất hài lòng khi tuyên bố: “Chúng tôi khởi đầu chiến dịch với hy vọng rất cao và trên hành trình đến đích, các học trò của Antonio Conte đã thi đấu rất tập trung và nghiêm túc. Nhờ đó, Italia đã vượt qua cuộc sát hạch để giờ đây, chúng tôi chuẩn bị nâng lên tầm cao mới trước cánh cửa tới Paris. Triết lý bóng đá của Conte là hy sinh và nỗ lực. Cho tới nay, Italia luôn thể hiện được những điều đó”.

Euro 2016: Italia vượt qua kiểm tra

Về phần Conte, ông khẳng định “không dễ dàng” vượt qua vòng loại EURO 2016 và tin tưởng tại Azerbaijan, “Đoàn quân màu thiên thanh” đang tiếp tục tiến bộ.

Conte phân tích: “Bây giờ, khi chúng tôi đã chắc chắn vượt qua vòng loại, đánh giá hành trình vừa qua có vẻ khá dễ dàng, nhưng thật chất không phải như vậy. Tôi chỉ hài lòng vì đội bóng tiếp tục tiến bộ, nhưng công việc vẫn còn nhiều. Thể lực là vấn đề quan trọng, bên cạnh đó, chúng tôi còn phải điều chỉnh chiến thuật. Nhờ đó, đội bóng ngày càng thích ứng với các đối thủ tốt hơn để đem lại kết quả như mong đợi”.

MINH CHÂU

Thua chủ nhà Bosnia-Herzegovina 0-2 rạng sáng nay, song Wales vẫn chính thức cầm giấy thông hành đến Pháp 2016 do Israel thua Síp. Vậy là lần đầu tiên kể từ World Cup 1958 ở Thụy Điển, Wales lại xuất hiện ở VCK của một giải lớn.

Trên thực tế, Pháp 2016 cũng sẽ là giải vô địch châu Âu đầu tiên có sự hiện diện của Wales. Niềm vui của Wales như nhân đôi vì lần này, cùng Anh và Bắc Ireland, họ góp phần tái hiện kỳ tích của World Cup 1986, VCK lớn cuối cùng có sự tham gia của 3 đại diện cho Vương quốc Anh lúc đó là Anh, Bắc Ireland và Scotland.

Wales hoàn thành giấc mộng 57 năm

Bởi thế, không bất ngờ khi ngôi sao Wales Gareth Bales khẳng định kết quả tại Bosnia-Herzegovina là “thất bại tuyệt vời nhất đời tôi”. Vì ngay cả khi họ gục ngã, kết quả cách đó 1.800 dặm ở Jerusalem đã hoàn thành kỳ tích của thầy trò Chris Coleman.

Nhưng kết cục như vậy rõ ràng không đủ để phủ nhận nỗ lực của Wales, đặc biệt khi vòng loại EURO 2016 đang chứng kiến những “ông lớn” như Hà Lan đang đứng bên vực thẳm. Bởi nếu xét công bằng về trình độ, Wales có lẽ chỉ tương đương với Bosnia-Herzegovina, Síp và Israel, yếu hơn Bỉ. Khoảng 750 CĐV Wales có mặt tại Bosnia-Herzegovina thật sự có lý do để kiêu hãnh về đội nhà, ngay cả khi họ vừa để lọt lưới lần đầu tiên sau 574 phút thi đấu, từ sau trận gặp Síp cách nay khoảng 1 năm.

MINH CHÂU

Hà Lan sẽ vắng mặt ở EURO lần đầu kể từ lễ hội 1984, nếu như họ bị cầm hòa đêm nay đồng thời Thổ Nhĩ Kỳ thắng trận trên đất CH Czech. Bởi lúc đó, khoảng cách giữa 2 đội sẽ là 3 điểm, phía trước chiến dịch vòng loại chỉ còn 1 trận trong khi Hà Lan thua Thổ Nhĩ Kỳ về thành tích đối đầu (hòa TNK 1-1 và thua 0-3).

Hồn “Lốc” mốc meo

Ở một kịch bản khác, Thổ Nhĩ Kỳ giành được 4 điểm/2 trận còn lại, khi ấy mọi nỗ lực toàn thắng của Hà Lan đều đổ sông đổ bể, ngay cả sự thật là họ chỉ còn hy vọng cuối cùng là cán đích thứ 3 trong bảng – suất dự Play-off. Tóm lại, dù sớm hay muộn thì cánh cửa đón Hà Lan đến Pháp 2016 là vô cùng hẹp, hay đúng hơn là họ mất sạch quyền tự quyết. Đối với “Lốc da cam”, 6 điểm ở 2 trận còn lại là không đủ, trong khi lởn vởn trong đầu họ không loại trừ là nỗi lo tổn thương từ một thuyết âm mưu: 2 lượt đấu cuối cùng, Thổ Nhĩ Kỳ gặp CH Czech và Iceland – những đội bóng đã chính thức giành vé đến Pháp.

Mọi thứ tồi tệ có thể đến với Hà Lan, diễn ra một cách rất bình thường, không có gì phải hoài nghi để điều tra, từ kịch bản các đối thủ “nhường điểm” cho Thổ Nhĩ Kỳ cho đến thực tế không thể bênh vực cho sự yếu kém của “Lốc” tại vòng loại. Chẳng phải đến bây giờ Hà Lan mới bị quở trách, khi mà họ thua từ trận ra quân vòng bảng, thua tiếp trước Iceland và thua liền cả 2 lượt trận gần đây.

Nếu Hà Lan không giành được vé Play-off (hoặc không giành vé sau Play-off) thì kết quả ấy về mặt lý thuyết là một nghịch lý ở một kỳ EURO được UEFA mở rộng con số tham dự lên 24 đội. Tuy nhiên, nghịch lý ấy xét về mặt thực tiễn nó lại trở nên rất… hợp lý và bình thường, vì chẳng phải thực lực của Oranje cũng đang rất tầm thường đấy thôi. Họ chỉ có một lực lượng tạp nham, già nua và yếu đuối. Van Persie phải phiêu bạt sang Thổ, mờ nhạt ở mảnh đất này. Jan Huntelaar trong 8 tháng qua mới ghi được 8 bàn cho Schalke 04. Bas Dost lóe sáng được 1 mùa tức thì tắt ngấm. Sneijder đã hết thời. Robben chấn thương dai dẳng. Afellay, Lens, Elia… không chịu trưởng thành. Chỉ có Daley Blind và Memphis Depay là niềm tin để dựa dẫm nhưng cả 2 vẫn chưa đạt tầm ngôi sao đúng nghĩa.

Với lực lượng đó, đặt trong bối cảnh Hà Lan không có sự gắn kết và tệ hơn nữa là mất đi bản sắc màu “da cam” cũng như sự yếu kém về chuyên môn của HLV, thì hệ quả đến với họ là điều tất yếu. Chẳng có gì sốc về “Lốc” cả.

Hồn “Lốc” mốc meo

Mạnh Khánh

Nếu lập công ở trận này, Robin van Persie sẽ lập cột mốc 50 bàn ở đúng trận đấu thứ 100 cho ĐTQG. Hiện tiền đạo của Fenerbahce vẫn đang dẫn đầu danh sách các chân sút tốt nhất trong lịch sử đội tuyển Hà Lan với 49 bàn sau 99 trận thi đấu.

Giuseppe Rossi luôn tin rằng, một khi trở lại phong độ tốt nhất và ghi bàn thường xuyên, anh sẽ lại được hít thở trong bầu không khí Thiên thanh một lần nữa. Mario Balotelli cũng thế. Họ chính là cặp tiền đạo tài năng nhất hiện tại của bóng đá Italia, những chân sút ở đẳng cấp thế giới, nhưng vì những lí do khác nhau, họ không còn trên mình chiếc áo xanh.  Rossi bị loại vì cái đầu gối mong manh. Super Mario không có tên trong các cuộc gọi của Antonio Conte chỉ vì đứa trẻ trong Balotelli đã ngăn cản người đàn ông trong anh lớn lên.

Conte, chỉ Pelle là không đủ

Chính ở những con người ấy, Rossi và Balotelli, Conte chờ đợi và hy vọng cho mùa hè 2016 trên đất Pháp. Nhưng nếu cả Rossi và Balotelli cùng trở lại đỉnh cao ngay lúc này, chắc chắn ông sẽ không thể hạnh phúc hơn thế. Italia đang gặp quá nhiều rắc rối trên hành trình vòng loại, vì một lí do đơn giản: Trong khi hàng thủ không còn chắc chắn như trước, thì các cầu thủ tấn công cũng bất lực. Sau 8 trận đã qua của vòng loại, với những đối thủ khá khiêm tốn, Italia chỉ ghi được 11 bàn (chỉ 6 trong đó từ các tình huống bóng sống). Quá ít ỏi và buồn tẻ, nếu so với những đội bóng khác, như Tây Ban Nha (22 bàn), và là cội nguồn cho sự ghẻ lạnh của các tifosi. Một khi đội tuyển của họ chơi bóng nhạt nhòa và kém cỏi đến thế, tại sao họ phải đến sân để ủng hộ Italia?

Đêm nay, ở Baku, hàng công tệ hại ấy có một nhiệm vụ quan trọng: Cùng Italia đánh bại Azerbaijan để chính thức giành vé dự EURO 2016, một nhiệm vụ mà những năm tháng Ý đầy rẫy ngôi sao là đơn giản, nhưng vào thời điểm hiện tại thì không. Ngôi sao lớn nhất trên hàng công bây giờ là Pelle, người đã được bố trí đá chính trong 3 trận vòng loại gần nhất. Chân sút của Southampton là người duy nhất hiện tại có phong độ tốt và tạo được ấn tượng, với 3 bàn trong 6 trận gần nhất cho Thiên thanh. Nhưng sau Pelle, vốn không phải là một trung phong thực sự đẳng cấp, là một khoảng trống vô tận. Sự xuất hiện tràn lan của các chân sút ngoại ở những đội bóng lớn hoặc đã đẩy những tiền đạo Ý lên ghế dự bị, hoặc biến những chân sút ở các đội tỉnh lẻ thành những sự lựa chọn bắt buộc của Conte.

Dẫn chứng không thiếu: Zaza chỉ là sự lựa chọn thứ 4 ở Juve, Ciro Immobile dự bị ở Sevilla, tương tự cho Alessandro Matri ở Lazio hay Manolo Gabbiadini ở Napoli, Mattia Destro đá chính tại Bologna nhưng chưa ghi bàn nào mùa này, Lorenzo Insigne hiện có phong độ rất cao, nhưng không phải là một trung phong, El Shaarawy chưa đủ độ ổn định cần thiết và trên thực tế chơi lệch cánh chứ không đá gần khung thành đối phương. Đó là lí do tại sao Conte mong đợi sự trở lại của Rossi và Balotelli đến nhường nào. Balotelli đã ghi bàn trở lại tại Milan, nhưng chưa đủ để thuyết phục Conte (“Một bàn thắng và hai trận đá tốt là chưa đủ để trở lại ĐTQG”). Rossi cũng sút tung lưới Belenenses ở Europa League, nhưng vẫn chưa có được thể lực và phong độ tốt nhất. Nhưng nếu cả hai cùng tiến bộ hơn nữa, được chơi liên tục và ổn định hơn, việc trở lại đội tuyển Italia trong các trận giao hữu cuối năm là hoàn toàn có thể.

Đương nhiên, với Balotelli, Conte có những nghi ngại. Với sự trẻ con của mình, Balotelli đã phản bội Cesare Prandelli ở World Cup 2014. Nhà tài trợ Puma chắc chắn muốn Balotelli đến Pháp, do đã kí hợp đồng tài trợ bộn tiền với anh. Nhưng Conte chỉ có thể bị thuyết phục bằng phong độ, sự khao khát chiến thắng, kỉ luật, sự hy sinh và quyết đoán. Balotelli chưa thể hiện những điều ấy. Nhưng Rossi thì có. Paulo Sousa đang tạo điều kiện để Rossi dần dần trở lại ở Fiorentina, và Conte, người đồng đội cũ của Paulo Sousa ở Juventus, có thể tin rằng, ngày mà Rossi lành lặn và chơi tốt thực sự sẽ tới, sau khi những chấn thương luôn gạt bỏ anh khỏi những cuộc hẹn hò lớn với các kỳ World Cup hay EURO.

Hãy tin rằng, với Rossi và Balotelli hoặc một trong hai anh ở phong độ tốt nhất, sẽ là một Italia khác…

Conte, chỉ Pelle là không đủ

 Trương Anh Ngọc (từ Roma, Italia)

Azerbaijan “viêm cánh”

Theo tiền vệ Elvin Mammadov, điểm khác biệt giữa cựu HLV Berti Vogts với người tiền nhiệm Robert Prosinecki ở tuyển Azerbaijan là lối chơi phòng thủ so với nay tấn công nhiều hơn. Nguyên nhân là do Azerbaijan không thiếu tiền đạo giỏi. Tuyến giữa thuộc loại trung bình, song có các tiền vệ Gara Garayev và Rahid Amirguliyev thi đấu khá hiệu quả. Hàng thủ sở hữu các trung vệ đáng tin cậy và giàu kinh nghiệm nhờ khoác áo Qarabag chơi ở Europa League như Rashad Sadiqov sắp cán mốc 100 trận cho ĐTQG.

Chỉ có điều là Azerbaijan vẫn chưa khắc phục được gót chân Achilles là các vị trí hậu vệ biên còn quá kém. Dù sao, bộ ba Sadiqov, Garayev và Amirguliyev có thể gây khó khăn cho Ý.

Tứ Ca

Một mình CR7 đã góp 5/8 bàn của Seleccao và trực tiếp mang về 3/5 trận thắng. Nhưng lần cuối Ronaldo ghi bàn, với hat-trick vào lưới Armeina, diễn ra giữa tháng 06. Còn từ đầu mùa giải này mới có 1 lượt trận ở VL EURO và Ronaldo đã tịt ngòi khi BĐN cần tới pha lập công của Veloso để hạ Albania. Đó rõ ràng là 3 điểm khá may mắn. Nó rất giống cái cách BĐN từng hạ đối thủ đêm nay, Đan Mạch, ở trận lượt đi tại Copenhagen cách đây 1 năm, khi Ronaldo bật cao đánh đầu ghi bàn ở phút… 90+5’.

01h45 (9/10), Bồ Đào Nha - Đan Mạch: Đợi Ro rồ gaRõ ràng, phong độ của CR7 trong mùa này đang có vấn đề, bất kể thống kê 10 bàn/10 trận cả ở CLB lẫn ĐTQG có thể đánh lừa ai đó nếu chỉ nhìn vào hiệu suất. Thực tế, 10 bàn ấy được ghi trong vỏn vẹn 3 trận.

Và sau cú đúp vào lưới Malmo, qua đó vượt mốc 500 bàn trong sự nghiệp, Ronaldo lại thể hiện bộ mặt kém cỏi ở trận derby Madrid.

Giờ khi trở về ĐTQG, gánh nặng ghi bàn thậm chí còn lớn hơn đối với Ronaldo bởi những Eder, Danny, Nani hay Quaresma chỉ là những chân sút cùn rỉ. Đành rằng, BĐN chỉ cần 1 điểm để đặt chỗ trên đất Pháp hè năm sau. Nhưng hơn bao giờ hết, Seleccao cần Ronaldo lấy lại phong độ tốt nhất. Làm được không, CR7?

D.Q

“HLV chẳng khác nào… thầy cãi (luật sư), đều có chung mục tiêu và phải làm tất cả để đạt được nó. Nếu thất bại, anh phải ra đi, bởi chẳng thể… cãi lại ông chủ hay CĐV được, bất kể nguyên nhân khiến anh thua cuộc xuất phát từ yếu tố nào đi nữa”, Ranieri mở đầu cuộc tâm sự. Còn nhớ hồi tháng 11 năm ngoái Ranieri phải rời ghế HLV ĐT Hy Lạp sau trận thua Đảo Faroe 0-1 ngay trên sân nhà trong khuôn khổ VL EURO 2016. Đó là thời điểm Ranieri mới cầm đội chưa đầy 4 tháng. Và Hy Lạp dưới bàn tay lèo lái của “Thợ hàn” không thắng nổi trận nào (thua 6, hòa 2). “Quãng thời gian ấy thật kinh khủng. Chúng tôi cố gắng rất nhiều nhưng không thể lý giải nổi nguyên nhân thất bại, dù ngay cả ở những trận đấu tưởng như ngon ăn nhất. Cứ như thể toàn đội bị… “ma làm” vậy”, Ranieri hồi tưởng.

16chan

Sau hơn 6 tháng nghỉ ngơi, giờ chiến lược gia 63 tuổi này đã sẵn sàng xung trận. “Tôi vẫn muốn được làm việc. Nếu trở lại, tôi thích đến Anh bởi Premier League là giải đấu tốt nhất. Tôi đã nghe vài tin đồn liên quan đến Leicester City nhưng sự thật họ chưa đưa ra đề nghị nào”, Ranieri tiết lộ. Từ Italia tới TBN đến Anh rồi Pháp, Ranieri đã có chẵn 30 năm cầm quân. Trong đó, 4 năm dẫn dắt Chelsea (2000-04) là kỷ niệm khó phai với “Thợ hàn”. Ranieri được coi như người gầy dựng nền tảng cho Chelsea để rồi sau đó Jose Mourinho đến và đưa CLB tới thành công. “Tôi không ngạc nhiên với thành tích của Jose ở Chelsea, bởi tôi đã để lại một đội bóng mạnh. Tất nhiên, đó là một HLV tài năng, người luôn khiến bạn phải ghen tị khi nhìn vào. Tôi ao ước sẽ đối đầu với Jose trên ghế chỉ đạo một ngày gần nhất”, Ranieri tâm sự.

D.Q