Ấn tượng thể thao

Trong rạp xiếc, những nghệ sĩ biểu diễn trên dây luôn là những con người có thần kinh thép, vững vàng tâm lý và không sợ độ cao. Để đi được trên dây, người nghệ sĩ phải trải qua quá trình đào tạo, huấn luyện và kiên định với con đường đã chọn. Tuy vậy, những lần té ngã từ trên cao, từ chính cái dây ấy không phải là ít.

Ấn tượng thể thao tháng 10: HLV - Nghề đi trên dây ở Premier League
HLV Dick Advocaat đã xin từ chức ở Sunderland.

HLV ở Premier League cũng gần tương tự như những nghệ sĩ biểu diễn trên dây vậy. Đây là giải đấu khắc nghiệt, cay đắng và hãy quên đi sự thủy chung hay lòng trung thành. Trong ngày HLV Arsene Wenger kỷ niệm 19 năm dẫn dắt Arsenal thì cũng là lúc hai HLV kể trên phải rời bỏ cương vị. Những con người tồn tại trong thời gian dài với một CLB như HLV Wenger hay Sir Alex Ferguson thuộc dạng hiếm.

Nhắc đến Sir Alex Ferguson, không thể không nhắc đến người đã kế vị ông, HLV David Moyes. Dù hợp đồng giữa hai bên đã được ký kết trong 6 năm nhưng 1/6 chặng đường đã không được thực hiện. Đó là sự khắc nghiệt và đòi hỏi rất cao của nghề HLV ở Premier League. Chỉ cần bước hụt chân, HLV ấy chắc chắn phải rời ghế của mình bất chấp CLB đã giành không ít sự hứa hẹn.

Ấn tượng thể thao tháng 10: HLV - Nghề đi trên dây ở Premier League
Còn HLV Brendan Rodgers đã bị Liverpool sa thải.

HLV Brendan Rodgers là người hiểu hơn ai hết chuyện này. Liverpool luôn giành cho HLV Brendan Rodgers sự tôn trọng và ủng hộ tuyệt đối. Nhưng với tình trạng không danh hiệu, mua sắm quá nhiều và lối chơi không được định hình đã đưa HLV Brendan Rodgers rời khỏi Anfield trong cay đắng. Một con số có thể khiến bất kỳ HLV nào đó đến Premier League cũng phải giật mình.

Từ khi Premier League được khai sinh cho đến nay, những HLV có thể tồn tại cùng đội bóng trên 3 mùa giải chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đỉnh điểm như mùa giải 2013/2014, Premier League đã chứng kiến 12 HLV phải rời cương vị của mình. Quả là một con số rất đáng lo ngại với công việc thuộc dạng nguy hiểm này. Vì thế các HLV đều cố gắng tập trung tối đa cho công việc của mình.

Nhưng bóng đá hiện đại không có chỗ cho sự tự quyết của bất kỳ HLV nào. Công việc của các HLV bị áp lực rất lớn từ những ông chủ, từ các cầu thủ và cả những khán đài đầy ắp CĐV “nay tung mai dập”. Vì những điều đó, các HLV Premier League đều phải chọn con đường an toàn và phù hợp, bởi ở các đội bóng lớn thì khả năng mất việc càng cao hơn.

Những con số tựa như 11 năm ở Everton của HLV David Moyes, 19 năm ở Arsenal của HLV Wenger hay 27 năm trường tồn ở Man United của Sir Alex Ferguson có lẽ sẽ khó vượt qua ở bóng đá hiện đại, đặc biệt là ở Premier League.

Hoàng Quang Hiển

Đây là bài viết tham dự cuộc thi “Ấn tượng thể thao” do báo Thể thao 24h tổ chức. Mời bạn đọc tham khảo nội dung của cuộc thi tại đây, và thể lệ cũng như giải thưởng của cuộc thi tại đây.

Niềm vui của Ban biên tập khi đọc những chia sẻ của bạn đọc bốn phương về thể thao cũng chính là sự khẳng định rằng: thể thao đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mọi người, mọi lứa tuổi, giới tính.

aa

Với tiêu chí thể hiện tình yêu thể thao từ góc nhìn, quan điểm cá nhân, “Ấn tượng thể thao” đã nhận được hàng trăm bài viết, hàng trăm nghìn lượt xem, những đánh giá của độc giả khiến cuộc thi ngày càng thu hút và nhận được nhiều sự yêu mến của độc giả hâm mộ thể thao.

Trong tháng 8/2015, các giải thưởng của “Ấn tượng thể thao” thuộc về những bài viết dự thi trang thông tin điện tử của Báo Thể thao 24h sau:

– Giải nhất (trị giá 800.000 VND): “Micheal Ballack – ngôi sao cô đơn” của tác giả Hoài Nam (http://thethao24.tv/tieu-diem/an-tuong-the-thao-michael-ballack-ngoi-sao-co-don/)

– Giải nhì (trị giá 500.000 VND): “Oliver Kahn – người khổng lồ trong khung gỗ” của tác giả Nam Phong (http://thethao24.tv/tieu-diem/an-tuong-the-thao-oliver-kahn-nguoi-khong-lo-trong-khung-go/)

– Giải 3 (trị giá 300.000 VND): “Đám trẻ của tôi” của tác giả Nguyễn Thanh Kiều ( http://thethao24.tv/tieu-diem/an-tuong-the-thao-dam-tre-cua-toi/)

Mời các độc giả thể hiện tình yêu bằng câu chữ, làm hồi sinh những khoảnh khắc ấn tượng thể thao bằng các bài viết và chia sẻ cùng toàn thể bạn đọc trong cuộc thi “Ấn tượng thể thao” do Báo thể thao 24h tổ chức và được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử Báo Thể thao 24h tại địa chỉ: thethao24.tv

Xin vui lòng tham khảo thể lệ chương trình tại đây.

Ấn tượng thể thao tháng 10: Hành trình không đơn độc

Kết quả không như mong đợi, đội tuyển Việt Nam đã để thua Malaysia với tỷ số 2-4 và ngậm ngùi nhận về một mùa giải trắng tay. Biết rằng thất bại là không ai muốn, đã có những giọt nước mắt, những cái nhìn xót xa của các cầu thủ cũng như hàng triệu người hâm mộ bóng đá nước nhà. Thế nhưng, nỗi đau nào cũng sẽ qua, chúng ta nên nhìn vào những điều tốt đẹp mà ĐTVN đã làm được chứ không phải nhìn vào kết quả để phán xét. Bởi các cầu thủ đã cống hiến hết mình vì màu cờ sắc áo và trước lối đá có phần bạo lực của Malaysia, hơn ai hết, đội tuyển Việt Nam đã chiến thắng chính mình bằng cả tinh thần thi đấu đoàn kết, quả cảm.

Mặc dù không có nhiều lợi thế khi đội bạn dẫn trước tỉ số trong trận lượt về, song trên tất cả, đoàn quân của HLV Miura đã thể hiện một tinh thần thi đấu tuyệt vời. Kết quả hay lối chơi có phần lạc đường trong trận đấu không nói hết được tất cả. Với một người yêu bóng đá, tôi cũng không thể tránh khỏi nỗi buồn nhưng đâu đó tôi luôn tự hào về các tuyển thủ.

Ấn tượng thể thao tháng 10: Hành trình không đơn độc

Có ai để ý rằng trong suốt trận đấu họ đã kéo vớ bao nhiêu lần, họ đã toát mồ hôi dưới lớp quần áo vốn đã thấm đẫm mồ hôi, họ đã chịu đau và tổn thương như thế nào mỗi lần va chạm, cái cách họ uống nước vội vã và cả cách họ vỗ nước lên mặt mỗi lần tranh thủ nghỉ ngơi. Yêu sao những cái vỗ lưng động viên nhau, những cái ôm ghì chặt lúc ghi được bàn thắng, những giọt nước mắt và ánh nhìn bất lực lúc thua trận. Họ đã chiến đấu như những chiến binh quả cảm nhất. Thậm chí cả những cầu thủ chỉ ngồi ở hàng ghế dự bị, họ cũng trải qua những cung tầng cảm xúc khác nhau, có lúc thót tim hồi hộp, có khi vỡ òa trong hạnh phúc. Và kể cả những người không biết gì về bóng đá như em gái tôi, cũng cố giành mua được tấm vé đắt đỏ để cổ vũ cho đội bóng nước nhà, cái mà em tôi nhìn thấy không phải là những đường đi bóng kỹ thuật hay chân sút cừ khôi mà là tinh thần hết lòng vì đồng đội của tất cả tuyển thủ Việt Nam.

Tỉ số có thể thay đổi và cũng có thể xóa nhòa tất cả mọi thứ, nhưng tình đoàn kết của đội bóng và tình yêu của các CĐV nước nhà luôn tồn tại và sống mãi. Sự thay đổi của kết quả cũng giống như cuộc sống vậy, có những điều không thể biết trước và cũng không thể tránh khỏi. Việc của chúng ta đơn giản là lựa chọn cách nhìn và vượt qua thế nào mà thôi. Và các tuyển thủ Việt Nam, các anh hãy làm những việc bình thường bằng lòng say mê phi thường của mình, bởi cuộc sống không bao giờ có khái niệm mất tất cả khi trong tim các anh luôn có một niềm đam mê và cháy hết mình trên sân cỏ.

Mọi thứ rồi sẽ qua, chỉ còn tình người ở lại và hành trình của các anh không bao giờ đơn độc vì khán giả yêu bóng đá Việt Nam luôn bên các anh.

Ấn tượng thể thao tháng 10: Hành trình không đơn độc

VŨ THỊ NHUNG

Đây là bài viết tham dự cuộc thi “Ấn tượng thể thao” do báo Thể thao 24h tổ chức. Mời bạn đọc tham khảo nội dung của cuộc thi tại đây, và thể lệ cũng như giải thưởng của cuộc thi tại đây.

Nhưng khác với sự cay đắng sau trận bán kết với đội tuyển Malaysia trong trận bán kết lượt về khuôn khổ AFF Cup 2014, lần này đó là những giọt nước mắt của sự tiếc nuối.

Mối nghi ngờ và sự tự tin

Trong suốt những ngày qua bóng đá Việt Nam trải qua những chuỗi ngày trầm lắng. Nào là câu chuyện về mùa giải V – league 2015 với vấn đề bạo lực sân cỏ, nghi án tiêu cực,… rồi đến tranh cãi về án phạt đối với các cầu thủ. Những câu chuyện đó dường như kéo theo một đám mây u ám vây quanh nền bóng đá vốn vẫn đang mò mẫm tìm phương hướng đúng đắn.

Thêm vào đó là rất nhiều những luồng ý kiến chỉ trích nhắm thẳng vào HLV Miura sau trận…thắng trước đội tuyển Đài Loan tại vòng loại World Cup 2018. Thậm chí đã có những ý kiến cho rằng nếu ông Miura còn tại vị thì nền bóng đá của Việt Nam không thể phát triển, áp lực với thầy trò HLV Miura vì thế cũng lớn hơn bao giờ hết.

ĐTVN chuẩn bị VL World Cup 2018: “Chơi chiêu”

Trước trận đấu tại vòng loại World Cup với độ tuyển Iraq, đội tuyển quốc gia chỉ thu hút sự chú ý của… truyền thông. Còn đối với NHM thì chỉ là sự nghi ngờ và thờ ơ. Việc gặp một đối thủ được đánh giá là vượt trội về mặt đẳng cấp, không ít NHM tin chắc rằng đội tuyển Việt Nam lại phải nhận một thất bại. Tất cả những sự nghi ngờ của NHM về nền bóng đá, về đội tuyển đã ngăn bước chân của họ đến cổ vũ tại sân Mỹ Đình. Minh chứng rõ ràng nhất cho sự thờ ơ đó chính là cảnh vắng vẻ tại những quầy bán vé của trận đấu.

Đứng trước “nghịch cảnh” như vậy, tưởng chừng thầy trò HLV Miura sẽ không vượt qua nổi. Nhưng lại một lần nữa nhiều người lại phải ngả mũ thán phục trước vị HLV người Nhật Bản. Không một lời đáp trả dư luận, thay vào đó là sự tập trung hết mình vào công việc của mình. Đó không chỉ là bản lĩnh mà còn là sự tự tin cao độ vì ông biết mình đang làm những gì tốt nhất cho đội tuyển Việt Nam.

Trong một trận đấu quan trọng trước một đội bóng được đánh giá là vượt trội mọi mặt, HLV Miura vẫn để lại dấu ấn riêng biệt của mình. Nếu không có tự tin thì không có ai dám trao cơ hội đá chính cho Tiến Duy – một trung vệ chỉ thi đấu khoảng 10 trận trong mùa giả vừa qua, hay một Duy Mạnh vẫn được coi là cần nhiều sự chuẩn bị cho tương lai. Bản lĩnh của ông Miura đã được các học trò của mình thể hiện trong suốt 90 phút của trận đấu. Hàng thủ bình tĩnh hóa giải các đường lên bóng, hàng tiền vệ chơi lăn xả không ngại va chạm, hàng công luôn biết cách tạo ra những đợt phản công chớp nhoáng. Nhìn cách mà đội tuyển Việt Nam thi đấu trước đối thủ Iraq thì người ta không chỉ thấy được sự quyết tâm trong từng pha bóng mà còn là sự tự tin đến cao độ. Và cuối cùng thì chỉ có sự may mắn mới giúp cho đội tuyển Iraq không phải rời sân Mỹ Đình với hai bàn tay trắng.

Niềm tin trở lại

Hình ảnh những giọt nước mắt một lần nữa lăn dài trên khuôn mặt Công Vinh là minh chứng rõ nét nhất cho sự tiếc nuối. Giá như Hồng Quân, và Công Vinh dứt điểm tốt hơn trong những cơ hội ngon ăn; giá như không có tình huống để bóng chạm tay của Tiến Duy trong những giây cuối cùng của trận đấu…thì đội tuyển Việt Nam có thể giành được 3 điểm một cách trọn vẹn. Giành được 1 điểm trong trận đấu khó khăn trước đội tuyển Iraq đã được coi là thành công trên cả mong đợi, nhưng vẫn có những giọt nước mắt tiếc nuối phải rơi xuống. Điều đó đủ để thấy các cầu thủ đã quyết tâm và nỗ lực đến như thế nào.

Ấn tượng thể thao tháng 10: ĐTVN - Dùng bản lĩnh để lấy lại niềm tin nơi NHM

Mặc dù không bảo vệ được 3 điểm trọn vẹn, nhưng chắc chắn là thầy trò HLV Miura lại một lần nữa khẳng định mình để đập tan những nghi ngờ và chỉ trích. Trải qua nhiều thăng trầm với vai trò HLV ở cả cấp độ U23 và đội tuyển quốc gia, HLV Miura càng ngày càng cho thấy sự hợp lý và cá tính riêng trong phương pháp huấn luyện của mình. Sau trận đấu ngày hôm qua, NHM lại thấy được những Nguyên Mạnh, Duy Mạnh, Huy Hùng,… có sự trưởng thành vượt bậc dưới bàn tay dẫn dắt của vị HLV người Nhật. Và không thể không nhắc đến Tiến Duy, người đã khiến cho “con cáo sa mạc” Younis Mahmoud – tượng đài của bóng đá Iraq phải im lặng trong 90 phút thi đấu chính thức. Nhìn các cầu thủ trẻ đang thể hiện trong màu áo tuyển quốc gia, NHM hoàn toàn tin tưởng đội tuyển đang đi đúng hướng trước sự chèo lái của HLV Miura.

Chắc chắn đội tuyển Việt Nam vẫn còn phải cải thiện lối chơi và nỗ lực hơn rất nhiều để hoàn thành mục tiêu giành vé đến vòng chung kết Asia Cup 2019, nhưng những gì mà các cầu thủ thể hiện vẫn rất đáng khen ngợi. Màn trình diễn trong suốt 90 phút trước Iraq của tuyển Việt Nam như một làn gió mới xua tan đi phần nào đám mây u ám đang bao phủ nền bóng đá nước nhà. Thầy trò HLV Miura vừa gửi một thông điệp rõ ràng đến NHM rằng họ vẫn luôn sẵn sàng chinh phục những khó khăn, thử thách. Và giờ thì chắc chắn không có điều gì ngăn cản NHM đến cổ vũ và biến SVĐ Mỹ Đình thành “chảo lửa” thực sự trong cuộc tiếp đón Thái Lan ngày 13/10 sắp tới. Và mong rằng sau trận đấu đó, thay vì những giọt nước mắt tiếc nuối sẽ là những giọt nước mắt tràn đầy hạnh phúc.

TRỊNH MINH TUYỀN

Đây là bài viết tham dự cuộc thi “Ấn tượng thể thao” do báo Thể thao 24h tổ chức. Mời bạn đọc tham khảo nội dung của cuộc thi tại đây, và thể lệ cũng như giải thưởng của cuộc thi tại đây.

Ngày mai đội tuyển Quốc gia Việt Nam sẽ bước vào trận đấu quan trọng trước đội tuyển Iraq trên SVĐ quốc gia Mỹ Đình, nhưng sự kiện này chỉ thu hút được sự quan tâm của giới truyền thông, còn đối với khán giả Việt Nam thì lại chẳng mấy người chú ý.

Ấn tượng thể thao tháng 10: Nền bóng đá mãi không chịu phát triển!

Chưa bao giờ NHM mua vé xem ĐTQG thi đấu ở một giải đấu chính thức lại dễ dàng đến vậy. Đừng lầm tưởng rằng Liên đoàn bóng đá Việt Nam – VFF tìm ra phương pháp bán vé thuận lợi cho NHM, chỉ đơn giản mua vé dễ dàng là do có…quá ít NHM đến mua.

Nhìn đi nhìn lại thì thấy lực lượng mua vé đông nhất lại chính là dân phe vé. Nhắc đến mới nhớ, tại giải Vô địch Đông Nam Á với sự tham gia U19 Việt Nam cũng diễn ra tại Hà Nội, NHM còn xếp hàng mua vé từ hôm trước khi vé được bán. Cũng chỉ tại AFF 2014, tại trận bán bán kết với lượt về với Malaysia cảnh người xếp hàng “rồng rắn”  mua vé xem đội tuyển thi đấu là chuyện đương nhiên. Vậy mà giờ đây, cảnh tượng NHM mua vé trông giống như chợ chiều. Nghịch lý là ở chỗ, chúng ta tự hào rằng sự cuồng nhiệt trong bóng đá không thua kém bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, và SVĐ quốc gia Mỹ Đình thì vẫn luôn được mệnh danh là “chảo lửa”.

Trước trận đấu với Iraq, tiền đạo Lê Công Vinh có phát biểu rằng: “Chiến thắng trước đội tuyển Iraq là một điều phi thực tế”. Câu nói của tiền đạo đội tuyển quốc gia nhận được sự ủng hộ của nhiều NHM vì nó phản ánh đúng thực lực của đội tuyển quốc gia Việt Nam.

Cách đây đúng 8 năm cũng vậy, tại vòng chung kết Asian Cup 2007, cũng không ai dám nghĩ đến một chiến thắng khi đối đầu với chính đối thủ Iraq tại vòng Tứ kết. Vậy trải qua gần một thập kỷ, phải chăng bóng đá Iraq phát triển quá nhanh khiến chúng ta không theo kịp, hay nền bóng đá nước nhà vẫn đang đứng yên để giờ gặp lại để thắng họ vẫn là điều không tưởng.

Ấn tượng thể thao tháng 10: Nền bóng đá mãi không chịu phát triển!

Tính đến nay V.League được coi là giải đấu chuyên nghiệp được 15 mùa bóng. Ở buổi tổng kết giải đấu câu chuyện được nhắc đến nhiều nhất vẫn là câu chuyện về bạo lực sân cỏ, rồi lại cãi nhau đến việc xin – cho điểm trong thi đấu mà thoạt nghe thì cứ ngỡ rằng đó là những câu chuyện vẫn thường diễn ra ở những mùa giải trước.

Đấy là là việc chúng ta chưa bàn đến thành tích thi đấu của các CLB của Việt Nam thi đấu tại hệ thống các giải đấu châu lục. Chuyện này cũng có thể thông cảm vì bao lâu nay, mục tiêu của chúng ta vẫn là câu nói quen thuộc thi đấu là để “cọ xát và học hỏi kinh nghiệm”. Các đội bóng học hỏi như thế nào thì chưa rõ, nhưng cứ nhìn vào thành tích các đại diện Việt Nam khi tham gia AFC Champions League thì NHM lại tự hỏi đến bao giờ các CLB Việt Nam mới có thể vươn ra tầm châu lục.

Nhiều người cho rằng đó là câu chuyện xa vời nhưng chỉ cần nhìn sang đất nước Thái Lan, nhiều người sẽ phải nghĩ lại. Cũng trong khoảng chừng đấy thời gian, giải vô địch quốc gia Thái (Thai premier League) đã phát triển tạo ra một giải VĐQG chất lượng với sự tham gia của 18 đội bóng. Thái Lan luôn có những đại diện có màn thể hiện rất tốt khi thi đấu tại đấu trường châu lục.

Tại mùa giải AFC Champions League 2015, đại diện Thái Lan là Buriam chỉ bị loại khi thua về hiệu số đối đầu, mặc dù họ nằm ở bảng đấu chung với các đối thủ rất mạnh là Gamba Osaka (Nhật Bản) và Seongnam FC (Hàn Quốc). Phải chăng đã đến lúc, V.League phải “ngó” sang xem Thai League làm như thế nào mà lại có được những bước phát triển bền vững như vậy.

Trong khoảng thời gian vừa qua, các chuyên gia bóng đá trong nước và NHM bóng đá Việt Nam xôn xao bàn luận câu chuyện về việc có giữ lại HLV Miura hay không. Nếu như điều này được nói cách đây khoảng một vài tháng thì người ta cho rằng đó là chuyện…hoang đường. Thật đúng là hoang đường vì lúc đó vị HLV người Nhật vẫn được coi là người mang đến những tín hiệu mới để vực dậy cả nền bóng đá, vậy mà chỉ bẵng đi một thời gian ông lại đứng trước nguy cơ bị.. sa thải.

Ấn tượng thể thao tháng 10: Nền bóng đá mãi không chịu phát triển!

Thôi thì chẳng bàn đến chuyện nên hay không nên sa thải ông Miura nữa. Cái đáng nói ở đây là sự thiếu kiên nhẫn, thiếu tính ổn định trong cách làm bóng đá của chúng ta. HLV Alfred Riedl khi lần đầu dẫn dắt đội tuyển Việt Nam năm 1998 đã phải thốt nên rằng: “Bóng đá Việt Nam xây nhà từ nóc”. Và trải qua bao nhiêu năm phát triển, bóng đá Việt Nam đã chứng minh được câu nói của vị HLV người Áo là hoàn toàn chính xác.

Những người lãnh đạo Việt Nam cứ mải chạy theo những triết lý để hòng tìm ra được một thứ phù hợp với đội tuyển Quốc gia. Khi nhìn lại công cuộc tìm kiếm HLV thì chỉ có mỗi các vị HLV ở châu Phi là chưa được VFF mời về làm việc. Ngay chính những người lãnh đạo của nền bóng đá cũng đang luẩn quẩn trong việc định hướng phát triển của nền bóng đá thì chẳng biết đến bao giờ chúng ta mới phát triển.

Lại phải nhìn sang người Thái, cách làm bóng đá của họ khác hẳn chúng ta khi có một định hướng phát triển bóng đá rõ ràng. Họ sẵn sàng mời các chuyên gia bóng đá chất lượng, đầu tư hệ thống đào tạo trẻ bài bản, sâu rộng và quan trọng hơn họ biết điều gì là phù hợp với họ. Nhìn sự đồng bộ về lối chơi của các lứa cầu thủ từ giải trẻ đến đội tuyển quốc gia thì mới thấy được nền bóng đã Thái Lan đã hơn hẳn chúng ta một bậc.

Nền bóng đá Việt Nam hội tụ đầy đủ những yếu tố để có thể phát triển. Nhưng chính bản thân của nó cứ ì ạch, đứng yên một chỗ thì vô phương cứu chữa. Thiết nghĩ đã đến lúc bóng đá Việt Nam cần có một “liều thuốc” để thức tỉnh không thì sẽ quá muộn.

TRỊNH MINH TUYỀN

Đây là bài viết tham dự cuộc thi “Ấn tượng thể thao” do báo Thể thao 24h tổ chức. Mời bạn đọc tham khảo nội dung của cuộc thi tại đây, và thể lệ cũng như giải thưởng của cuộc thi tại đây.

Tôi yêu đội bóng SL.NA, vì tôi là người con của xứ Nghệ. Thích bóng đá từ khi còn bé, lúc ngồi xem bóng đá cùng bố. dù chẳng hiểu gì nhưng vì không giành chuyển kênh khác được nên tôi cũng phải ngồi xem luôn. Và từ đó tôi mê lúc nào không hay. Lúc ấy, mê SL.NA vì thích cầu thủ Văn Quyến đá giỏi, là sao của đội tuyển Việt Nam.

Văn Quyến đi xe đò 300km ra Hà Nội đá phủi

Đến bây giờ tuy đã lớn nhưng tình yêu dành cho bóng đá vẫn không ngừng trong tôi. Tôi tự hào với nền bóng đá quê hương. Đọc mấy bài báo nói lối đá của Sông Lam thô bạo, rắn,…mọi người có nghĩ thế không? Tôi thì không, con người xứ nghệ quê tôi chịu đựng bao vất vả của thời tiết khắc nghiệt, nóng thì nóng đổ lửa, mưa thì mưa ngập lụt cả ruộng đồng, bao nhiêu khổ cực ấy đã rèn cho con người miền Trung sự kiên cường, cứng cỏi để vượt qua tất cả. Bởi thế, tôi thấy lối chơi bóng của SL.NA cũng như con người nơi đây vậy, luôn cố gắng và cống hiến hết mình.

Tôi yêu bóng đá xứ nghệ , vì tinh thần các anh cống hiến trên sân cỏ không phụ lòng người hâm mộ, sự tài tình tuyệt vời của HLV SL.NA Hữu Thắng, một Công Vinh bản lĩnh, một Phi Sơn thông minh,..và sự kết hợp đồng đội  xuất sắc của các cầu thủ đội bóng quê hương.

Vòng 19 V.League, Thanh Hóa 2-1 SLNA: Đẳng cấp và may mắn

Mới đây, cầu thủ Quế Ngọc Hải của chúng tôi gây ra chấn thương cho Anh Khoa của SHB Đà Nẵng. Sự việc xảy ra không ai muốn, anh Hải cũng đã làm hết sức bằn cả tấm lòng mình để chạy chữa cho Anh Khoa. Chúng tôi – Những CĐV của đội bóng SL.NA cũng rất lo lắng cho Anh Khoa, mong anh sớm bình phục để quay lại sân cỏ, bởi chúng tôi biết bóng đá là niềm đam mê, là cuộc sống của các anh. Mong Ngọc Hải và Anh Khoa đều mau chóng trở lại với sân cỏ nhé.

Tôi yêu SL.NA vì những cố gắng qua từng chặng đường để trở thành một trong những đội bóng xuất sắc của nước nhà. SL.NA không chỉ là một đội bóng mà còn là một gia đình, và những người hâm mộ luôn dõi theo từng bước đi của các anh.

Đội bóng SL.NA – Một tập thể vững chắc , khôn ngoan trong từng đường bóng, cống hiến và chơi hết mình. Hi vọng rằng SL.NA đội bóng tôi yêu sẽ ngày càng đẳng cấp hơn nữa để không phụ lòng người hâm mộ quê hương.

Tôi là người Nghệ An, dù còn nhiều người kỳ thị nhưng tôi tự hào vì điều đó. Tôi hãnh diện với đội bóng quê hương, SÔNG LAM NGHỆ AN – đội tuyển tôi yêu.

NGUYỄN THỊ HOÀI PHƯƠNG

Đây là bài viết tham dự cuộc thi “Ấn tượng thể thao” do báo Thể thao 24h tổ chức. Mời bạn đọc tham khảo nội dung của cuộc thi tại đây, và thể lệ cũng như giải thưởng của cuộc thi tại đây.

Một tình yêu bóng đá nồng nhiệt

Hễ sân cỏ nào có đội tuyển sông Lam Nghệ An thì sân cỏ đó sẽ trở thành “chảo lửa”. Khán giả bóng đá nước nhà từng trầm trồ, ngưỡng mộ đến thèm khát khi thấy làn sóng áo vàng của sông Lam phủ ngập mỗi khán đài. SVĐ Hàng Đẫy vốn vắng vẻ là thế, nhưng mỗi khi SLNA ra thi đấu với HN T&T là một lần sân Hàng Đẫy như sống dậy, máu lửa như chưa từng biết đến ảm đạm bởi những hò reo, những náo nức, cuồng nhiệt từ cổ động viên của đội bóng sông Lam.

_MG_7576

Cô bạn tôi là một người mê bóng đá đến lạ lùng. Vào Nam hay ra Bắc, đá trận lớn hay trận bé, cứ hễ thấy đội tuyển xứ mình tham gia thi đấu ở đâu là cô lại sắp xếp cho bằng được công việc để sát cánh cùng các anh. Nhớ có lần, trong trận chung kết tranh Cúp Quốc gia vài năm về nước, khi SLNA ra sân với  HAGL, cô gái ấy đang ốm đau đến rệu rã bởi những cơn sốt phát ban, vẫn một mực đăng ký vào danh sách cổ động viên. Những cơn mưa tầm tã trên sân vận động Thống Nhất (TP. HCM) ngày hôm ấy đã làm cô ướt mèm, cơn sốt thấm sâu vào da thịt, ấy thế mà sao trông cô mãn nguyện và hạnh phúc đến vô ngần.

Hình như cứ là người dân xứ Nghệ thì tình yêu bóng đá là một thứ tình yêu bản năng. Chẳng thế mà già trẻ gái trai, giàu nghèo hay sang hèn, là sinh viên hay công chức đều thấy lòng mình đầy phấn khích trước một trái bóng tròn. Chẳng lạ lẫm gì hình ảnh một chú nhóc theo cha vào sân cỏ, cổ vũ, hò hét như một cổ động viên đích thực. Cũng chẳng còn lạ lẫm gì hình ảnh những bóng hồng cuồng nhiệt trên khán đài. Độ ấy, khán giả bóng đá cả nước còn ngỡ ngàng và xúc động biết bao khi thấy một anh chàng với cái dáng vẻ lật khật do hội chứng down vẫn vẫy cờ hò hét đầy say mê và háo hức. Hỏi ra mới biết, với những cổ động viên sông Lam, người đàn ông kém may mắn đó đã là thành viên quen thuộc từ suốt bao năm nay.

Dường như trong tình yêu dành cho bóng đá, những cổ động viên của đội bóng sông Lam đã đặt trọn vẹn trái tim mình, họ đã cho đi hết thảy những cảm xúc từ hân hoan đến thất vọng, từ niềm vui đến những giọt nước mắt mà chẳng hề toan tính được hơn. Ta đã thấy họ khóc như một đứa trẻ trước mỗi trận thua, thấy những giọt nước mắt lăn dài, những ánh mắt chưa từng buồn đến thế khi đội tuyển xứ mình ra về với thất bại. Và ta cũng đã thấy họ cười hân hoan như chính mình vừa là người phá lưới, rạng rỡ sung sướng như chính bản thân vừa ghi một bàn thắng đẹp đến lẫy lừng.

Một tình người đậm sâu

Trong suốt chiều dài của cái nghiệp trái bóng tròn với lắm những thăng trầm và cay đắng, chưa một giây phút nào cổ động viên xứ Nghệ quay lưng với đội bóng của mình. Họ đã từng khóc, từng hoài nghi, từng thất vọng nhưng chưa từng một lần buông bỏ các anh.

Anh CDV SLNA

Gần đây nhất, làng bóng đá xôn xao vụ Quế Ngọc Hải nhận mức phạt hơn 500 triệu đồng từ VFF sau khi gây chấn thương cho Anh Khoa trong trận đấu với SHB Đà Nẵng. Đối với Ngọc Hải, trong khi anh vừa tự dằn vặt bản thân vì sự cố sân cỏ lại thêm nỗi hoang mang với con số 500 triệu dường như là không tưởng, thì chính trong những giây phút khó khăn đó các cổ động viên đã đến bên anh. Họ cùng đồng sức đồng lòng, kêu gọi mọi người quyên góp giúp Hải giảm bớt những gánh nặng tài chính, cùng an ủi và động viên tinh thần anh. Cầm số tiền cổ động viên giúp đỡ, Hải xúc động đến khôn cùng. Kể từ khoảnh khắc đó trở đi, giữa họ không đơn thuần là cầu thủ và người cổ động viên, người đá và người xem nữa mà giữa họ là một tình anh em thắm thiết, một tình người ân nghĩa nặng sâu.

Văn Quyến – chàng trai tài năng lớn lên từ màu áo sông Lam. Khi anh thành công, họ rạng rỡ hạnh phúc. Khi anh sa chân lỡ bước, họ khóc những giọt nước mắt đắng cay và chìa đôi bàn tay nâng anh đứng dậy. Giữa một làn sóng dư luận ào ào ném những tảng đá sắc lạnh về đạo đức, về lòng trung thực vào Quyến thì chỉ họ – những người cổ động viên đã lên tiếng để bảo vệ, để yêu thương và bao dung anh. Khi cả thế giới quay lưng thì chỉ họ dám đến bên và nói rằng: “Cho em đặt niềm tin vào anh nhé”.  Dẫu Quyến có lỗi lầm, có tụt hạng, có chẳng còn xuất thần và rực rỡ như xưa nữa, nhưng những CĐV của SL.NA vẫn không ngừng tin tưởng, không ngừng yêu thương và tiếp sức cho anh. Nhớ ngày Quyến tuyên bố chính thức giải nghệ, cộng đồng CĐV sông Lam đã buồn biết mấy. Một chàng trai trẻ của FC, bằng tất cả tấm chân tình, đã hát lên: “ Chút thoáng buồn lầm lỡ sẽ đi qua/ Cố lên anh và hãy cứ xông pha/ Như chú lính chì đầy quả cảm/ Người đất mẹ gió Lào và nắng rám/ Chẳng giận hờn nếu anh biết đi lên”.

Cổ động viên sông Lam Nghệ An là niềm tự hào của các cầu thủ. Đi khắp các sân cỏ của đất nước, ở đâu có họ, ở đó các cầu thủ có niềm tin và quyết tâm vào chiến thắng. Bản sắc của cổ động viên sông Lam Nghệ An đã được gây dựng bởi cái tình: một tình yêu và tình người đậm sâu.

NGUYỄN QUỲNH HOA

Đây là bài viết tham dự cuộc thi “Ấn tượng thể thao” do báo Thể thao 24h tổ chức. Mời bạn đọc tham khảo nội dung của cuộc thi tại đây, và thể lệ cũng như giải thưởng của cuộc thi tại đây.

 

Hình ảnh HLV Mourinho ngồi lặng lẽ trên băng ghế huấn luyện ở sân Dragao sau thất bại của Chelsea trước Porto tại Champions League là hình ảnh nổi bật nhất kể từ khi trận đấu ấy kết thúc. HLV Mourinho và Chelsea đang rơi vào trạng thái không thể kiểm soát được tình hình. Vậy vì sao đội bóng áo xanh lại thất bại? Nguyên nhân thì nhiều lắm và liệt kê thêm có lẽ sẽ thừa.

Ấn tượng thể thao tháng 10: Cái giá quá đắt của HLV Jose Mourinho
Hình ảnh không quen thuộc của HLV Jose Mourinho.

Nổi cộm nhất cho những thất bại của Chelsea ngày hôm nay chính là việc HLV Mourinho đang phải trả giá cho một mùa hè bình lặng vừa qua. Có thể chính bởi tin tưởng vào lực lượng và khả năng của các học trò nên HLV Mourinho đã không tích cực mua thêm cầu thủ trong kỳ chuyển nhượng. Những thương vụ kiểu như Asmir Begovic hay Radamel Falcao cũng chỉ là giải pháp dự bị và thay thế cho các vị trí đã rời Chelsea mà thôi.

Còn những Baba Rahman hay Kenedy? Đó chỉ là phương án dành cho tương lai. Và còn đó là trung vệ Papy Djilobodji hay Michael Hector? Dường như HLV Mourinho mua cho có chứ chưa có bất kỳ động thái nào sẽ sử dụng những cầu thủ này. Cuối cùng là tân binh đình đám Pedro Rodriguez. Thế nhưng tuyển thủ Tây Ban Nha cũng chưa đóng góp được gì quá lớn vào lối chơi của Chelsea mùa giải này.

Ấn tượng thể thao tháng 10: Cái giá quá đắt của HLV Jose Mourinho
Phải chăng HLV Mourinho đang trả giá cho chính mình?

Cũng vì những tân binh không quá xuất sắc và không cho thấy sự canh tranh cần thiết nên các cầu thủ Chelsea đã rơi vào trạng thái chẳng cần cố gắng cũng sẽ vào đội hình chính thức. Đây là sự thật đang diễn ra ở Chelsea và HLV Mourinho chính là người phải gánh cái giá quá đắt này. Một trong những điều hiện tại gây khó xử cho chiến lược gia Bồ Đào Nha là ông phải loại những John Terry, Eden Hazard hay Nemanja Matic.

Họ là ai? Là những trụ cột của Chelsea mùa giải trước và là những nhân tố không thể thiếu của Chelsea ở mùa giải này. Thế mà, các nhân tố tưởng chừng không thể thay thế ấy lại đang làm bạn với băng ghế dự bị. Sự thanh trừng mà HLV Mourinho đang áp dụng không khác gì việc ông đang tự đánh vào chính bản thân mình. Thật khó khăn khi phải chịu đựng những cảm giác đau đớn, đặc biệt là đối với một HLV như Mourinho.

Khi nào Chelsea sẽ vượt qua được khủng hoảng hiện nay? Chắc chắn không ai dám trả lời được câu hỏi này. Ngay cả HLV Mourinho cũng vậy, ông cũng không dám chắc khi nào ông có thể chèo lái Chelsea trở lại với quỹ đạo. Việc bây giờ mà HLV Mourinho có thể làm là phải mạnh tay với những cầu thủ nào không còn động lực thi đấu. Hãy chấp nhận một đội hình với những cái tên không phải là sao số nhưng động lực thì có thừa. Dám không, HLV Mourinho và Chelsea?

HOÀNG QUANG HIỂN

Đây là bài viết tham dự cuộc thi “Ấn tượng thể thao” do báo Thể thao 24h tổ chức. Mời bạn đọc tham khảo nội dung của cuộc thi tại đây, và thể lệ cũng như giải thưởng của cuộc thi tại đây.

Anh là một tài năng thực sự đã được kiểm chứng qua thời gian thi đấu ở nhiều câu lạc bộ. Với tố chất của một sát thủ vòng cấm, Nistelrooy luôn kiên trì tập luyện để đạt đến thành công. Điểm sáng nhất trong sự nghiệp của Nistelrooy chính là thời điểm tiền đạo này chơi cho Quỷ đỏ. Với chiếc áo số 10, anh bước ra sân cùng một khát khao chiến thắng cháy bỏng, quyết tâm ghi bàn thi đấu bằng tất cả sức lực và cống hiến hết mình cho đội bóng.

Ruud van Nistelrooy chính là mẫu tiền đạo mà nhiều đội bóng mơ ước, một siêu tiền đạo nửa đầu thế kỷ 21. Khi chuyển sang Man Utd, với 3 lần đạt danh hiệu vua phá lưới Champions League, 10 trận ghi bàn liên tiếp ở giải Ngoại hạng Anh, Nistelrooy đã lập một kỷ lục “vô tiền khoáng hậu” trong sự nghiệp của mình. Dưới thời Sir Alex Ferguson, chàng trai ấy được rèn luyện, mài giũa khả năng đến mức, khi anh ra sân mọi hàng phòng ngự đều phải khiếp sợ.

Ấn tượng thể thao: Ruud van Nistelrooy - Người đi tìm sự hoàn hảo
Ruud van Nistelrooy thi đấu trong màu áo Man Utd.

Nistelrooy xứng đáng là một tượng đài của bóng đá thế giới, là mẫu tiền đạo được nhiều cầu thủ noi theo học tập và khao khát đạt được tài năng như anh. Tuy ít được ra sân ở tuyển Hà Lan, những danh hiệu nhận được cũng khá khiếm tốn nhưng điều đó cũng không ảnh hưởng đến tài năng và tần suất ghi bàn của Nistelrooy. Giai đoạn 2001-2009 được coi là thời kỳ đỉnh cao trong sự nghiệp của Nistelrooy, khi anh cống hiến tài năng của mình cho Manchester United và Real Madrid.

Tài năng luôn đi đôi với sự rắc rối và Ruud van Nistelrooy cũng không ngoại lệ. Tiền vệ người Hà Lan không được nhiều người yêu quý bởi lối đá, nhưng chắc chắn không ai có thể phủ nhận tài năng của anh. Ruud van Nistelrooy là một tiền đạo hoàn hảo, với kỹ năng chơi bóng bằng đầu và chân tốt, cùng với tốc độ và sự khéo léo. Chừng đó cũng đã đủ để một người hâm mộ bóng đá cảm thấy hứng thú mỗi lần nhìn anh ra sân.

Ấn tượng thể thao: Ruud van Nistelrooy - Người đi tìm sự hoàn hảo
Nistelrooy ăn mừng bàn thắng.

Dù giờ đây NHM không còn nhìn thấy hình ảnh Nistelrooy trong chiếc áo số 10 nhưng chắc chắn anh vẫn luôn được nhắc tới như một siêu sao bóng đá, một tiền đạo đã từng gieo sầu cho bao hàng phòng ngự. Những ai biết đến Nistelrooy đều cảm giác ở đâu đó trong anh một chất nhiệt bóng đá, ham muốn ghi bàn trong từng trận đấu. Khi anh giã từ sự nghiệp, chắc chắn rất nhiều CĐV đã rất tiếc nuối, bởi họ sẽ không còn tiếp tục được theo dõi một Ruud van Nistelrooy nhiệt huyết trên sân cỏ nữa.

LÒ VĂN THỦY

Đây là bài viết tham dự cuộc thi “Ấn tượng thể thao” do báo Thể thao 24h tổ chức. Mời bạn đọc tham khảo nội dung của cuộc thi tại đây, và thể lệ cũng như giải thưởng của cuộc thi tại đây.

 

 

Những người yêu mến Fernando Torres có lí do để cho rằng Chelsea làm hủy hoại sự nghiệp của chàng tiền đạo này. Nhưng nếu bình tâm lại, bỏ đi cách nhìn nhận bằng cảm tính, thì lỗi không hẳn là của Chelsea.

Torres_Chelsea

Mùa bóng cuối cùng của Torres ở Liverpool, anh đã gặp chấn thương và không còn thể hiện được phong độ tuyệt vời như trước đó. Tất cả biết điều đó, Roman Abramovich cũng biết. Nhưng ông chủ người Nga này bất chấp tất cả, với sự ngưỡng mộ chân sút này từ trước, đã bỏ ra một mức giá kỉ lục mang anh về với sân Stamford Bridge.

Gánh trên vai bởi khoản chuyển nhượng khổng lồ là một áp lực chẳng dễ gì để vượt qua được. Một môi trường mới, với những đồng đội mới, với đôi chân đã không còn được như trước bởi chấn thương. Anh ra sân, sút hỏng một vài lần, rồi mất tự tin, rồi những cú sút không được như ý, rồi lại mất tự tin. Một vòng tròn luẩn quẩn cứ bám theo anh, không thể nào dứt ra được.

Đã có những giây phút anh mang lại cho người hâm mộ Chelsea biết bao hi vọng vào một sự trở lại, với những ánh sáng lóe lên bất chợt. Nhưng người hâm mộ nhận ra đó cũng chỉ như là một ngọn lửa chợt bùng cháy lên trong phút chốc, rồi lại vụt tắt. Giống như cái cách mà anh chọn vị trí, chạy chỗ cực tốt, nhận bóng từ đồng đội, đảo chân vượt qua David de Gea, trước mặt là khung thành trống, các cổ động viên Chelsea đứng lên chuẩn bị ăn mừng bàn thắng, và Torres sút…ra ngoài.

Torres_MIss

Torres trong màu áo Chelsea không còn là một cầu thủ khiến hàng phòng ngự đối phương phải đau đầu tìm ra giải pháp khắc chế nữa. Nhưng đâu phải “cuộc tình” Torres – Chelsea chỉ toàn là nỗi buồn và sự thất vọng?

Bản năng săn bàn đều đặn bị mất đi, nhưng phẩm chất của một cầu thủ lớn còn đó. Hẳn người hâm mộ vẫn còn nhớ Torres đã nhấm chìm những hi vọng cuối cùng của Barcelona trên sân Nou Camp như thế nào. Sau đó một năm, chính chàng tiền đạo này ghi bàn giúp Chelsea vượt lên Benfica trong trận chung kết Europa League. Nếu không có Torres, chắc gì Chelsea đã có lần đầu tiên lên đỉnh châu Âu, sau đó là vô địch Europa League. Và tất nhiên, nếu không phải là Chelsea, thì Torres có thể giành Champions League, Europa League, FA Cup ở đâu? Liverpool không thể cho Torres điều này.

Torres_Barcelona

Chelsea đã cho tôi thứ mà tôi tìm kiếm sau khi rời Liverpool. Đó là danh hiệu. Tôi nghĩ rằng đó là một sự thành công”. Torres đã từng nói như vậy.

Anh không trở thành huyền thoại của Chelsea bằng cách ghi thật nhiều bàn thắng – công việc của một tiền đạo. Nhưng El Nino đã là một phần không thể thiếu trong lịch sử của đội bóng. Ở đây, có những ngày u tối, những nỗi buồn, sự thất vọng. Cũng tại đây đã mang đến cho anh những thứ anh luôn tìm kiếm, để bây giờ, anh là một trong những người có thành tích tập thể hoành tráng nhất: World Cup, Euro anh đều có cả; Champions League, Europa League anh cũng đã đạt được. Tất nhiên, vẫn có một chút tiếc nuối bởi những điều dở dang. Nhưng cuộc sống là thế, những thứ không trọn vẹn sẽ đọng lại sâu trong tiềm thức của mỗi người…

HỒ NGỌC THÙY

Đây là bài viết tham dự cuộc thi “Ấn tượng thể thao” do báo Thể thao 24h tổ chức. Mời bạn đọc tham khảo nội dung của cuộc thi tại đây, và thể lệ cũng như giải thưởng của cuộc thi tại đây.

Nhiều báo đài, nhiều chuyên gia nói rất nhiều về trận thua này, nhưng chung quy lại vẫn là trình độ chúng ta chưa bằng họ.

Ấn tượng thể thao: Không lẽ thua người Thái hoài?

Tôi thấy cũng đúng mà cũng chẳng đúng. Dù ít dù nhiều, mỗi đội bóng đều có những thế mạnh riêng theo từng giai đoạn về chất lượng con người hay những yếu tố khách quan khác. Riêng năm nay tôi rất hài lòng với các em tuyển U19 Việt Nam về kỹ thuật cầm bóng cộng với sự phối hợp ghi bàn rất đẹp mắt và nhuần nhuyễn, bóng ngắn một chạm nhanh và chính xác. Nhưng mà hình như điều ấy chỉ được thể hiện với các đối thủ ngang cơ hoặc yếu hơn. Còn với Thái Lan thì lại không phát huy được nhiều.

Miễn bàn về mặt thể hình, thể lực vì mặt bằng chung giữa ta và Thái Lan cũng như các nước trong khu vực là tương đương nhau, chỉ nhỉnh hơn không quá nhiều. Và cả mặt kỹ thuật và chiến thuật thì ta cũng chẳng thua kém gì người Thái. Nhưng thua là thua về tâm lý và sự không đồng đều ở cả ba tuyến trong khi các cầu thủ Thái Lan lại rất ổn định và đều làm tròn nhiệm vụ.

Ngược lại, chính xác phải trách hàng phòng thủ của ta đã không tập trung quan sát, đeo bám, để đối phương dễ dàng phối hợp ghi bàn, tạo gánh nặng lên hàng công. Chỉ sau bàn thua thứ hai là tâm lý các cầu thủ đã thay đổi rất nhiều, chịu áp lực, nóng vội, mất tập trung, thiếu tự tin cầm bóng – đi bóng – phối hợp. Đó hẳn là tâm lý chung của cả một nền bóng đá mà chỉ có bản lĩnh cùng chút may mắn mới mong có một cuộc lội ngược dòng thành công. Và đúng là nó quan trọng cũng chẳng kém gì kỹ thuật hay là tài năng của cầu thủ hay rộng ra là đội bóng đó.

Thai Lan )xanh) - Viet Nam _

Ta cứ nói gỡ thua trong thế thắng, thua trong thế thiếu người, nhưng mà nói trắng ra thua vẫn là thua. Thua cả tỷ số và cả đạo đức chơi bóng thì là thua toàn tập. Có ai thua trong trận chung kết mà vui, trừ phi đối thủ là quá mạnh để mình tự an ủi “trình độ chưa bằng họ”. Với Thái Lan thì không phải là quá mạnh để không thể thắng. Có điều nỗ lực của người Việt là đến đâu trong tương lai?

Thiết nghĩ, ngoài đào tạo kỹ năng chơi bóng, có đội bóng nào đào tạo cả tâm lý, bản lĩnh thi đấu. Có ông thầy nào rèn quân trong thế bị dẫn bàn để học trò luôn giữ cái đầu lạnh và sự kiên định chiến thắng như Hồ Chủ tịch vẫn luôn tin tưởng đến ngày đất nước được hoàn toàn độc lập hay không?

Phạm Hồng Thuyết

Đây là bài viết tham dự cuộc thi “Ấn tượng thể thao” do báo Thể thao 24h tổ chức. Mời bạn đọc tham khảo nội dung của cuộc thi tại đây, và thể lệ cũng như giải thưởng của cuộc thi tại đây.

Tôi hiện là viên chức đang công tác tại một đơn vị trường Tiểu học TP.Nha Trang-Tỉnh Khánh Hòa. Là một công dân của nước Việt Nam nói chung và của thành phố biển Nha Trang nói riêng, ngoài công tác ở cơ quan và việc gia đình, tôi thường xuyên tập luyện thể thao và môn yêu thích nhất của tôi đó là môn chạy bộ. Tôi thường thức dậy từ 4h sáng hàng ngày để chạy bộ tập thể dục rèn luyện sức khỏe, quãng đường từ nhà tôi ra biển thật nên thơ, khi chạy bộ ra tới biển cũng là lúc bạn sẽ được nhìn thấy ánh bình minh chào ngày mới trên biển và hòa mình vào làn nước trong xanh của biển Nha Trang.

3

Từ tinh thần thể thao đó, tôi đã nhiệt tình tham gia các giải thẻ thao phong trào tại địa phương hay tại một số tỉnh thành khác tổ chức như : Giải vô địch việt dã TP.Nha Trang, Cuộc thi Marathon Quốc tế Đà Nẵng, giải Việt dã TP.HCM chinh phục cầu Phú Mỹ, cuộc thi vượt chướng ngại vật TP.HCM, giải chạy địa hình Hồ đá TP.HCM… Tất cả các cuộc thi trên đã để lại trong tôi nhiều kỉ niệm đẹp về những cung đường mà tôi đã qua với những cây cầu ấn tượng tại TP.Đà Nẵng như: Cầu Rồng, Cầu Sông Hàn, Cầu Thuận Phước… hay như cầu Phú Mỹ tại TP.HCM.

4

Tại các cuộc thi mà tôi đã trải nghiệm, tôi ấn tượng nhiều nhất là được giao lưu với bạn bè trong nước và quốc tế, chúng tôi đã cùng nhau chia sẽ rất nhiều kinh nghiệm về thể thao nhất là môn chạy bộ. Thật tuyệt vời, khi tinh thần tuổi trẻ kết hợp với niềm đam mê thể thao đã đem đến cho tôi một sức khỏe tốt, từ đó giúp ích cho tôi rất nhiều trong công việc cũng như thực hiện tốt việc rèn luyện thân thể theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại.

2

Nếu bạn cũng có tinh thần thể thao như tôi, còn chần chờ gì nữa, hãy mang giày vào và chọn môn thể thao mà bạn yêu thích. Hãy tích cực hoạt động thể thao bằng một trái tim nhiệt huyết của tuổi trẻ theo cách riêng của bạn.

Đỗ Chí Kiên

Đây là bài viết tham dự cuộc thi “Ấn tượng thể thao” do báo Thể thao 24h tổ chức. Mời bạn đọc tham khảo nội dung của cuộc thi tại đây, và thể lệ cũng như giải thưởng của cuộc thi tại đây.

Cái hay của Mozart là ông kết hợp được những thể loại nhạc của các nước khác để hình thành thứ âm nhạc của riêng mình. Những điều trên cho thấy ông quả thật là thần đồng âm nhạc đúng nghĩa. Nhiều thể loại nhạc cổ điển, opera, thính phòng, violon, piano đều mang hơi hướng sáng tạo thiên tài của Mozart.

Trái ngược với âm nhạc có thiên tài Mozart, bóng đá nước Áo lại chỉ xếp hạng trung bình trên thế giới. Ngay cả khi là đồng chủ nhà với Thụy Sĩ tại Euro 2008, tuyển Áo cũng không đạt thành tích gì nổi bật, họ cùng Thụy Sĩ bị loại một cách tất yếu trước các đối thủ mạnh của Châu Âu như Tây Ban Nha, Đức, Italia…

Austria

Tuy nhiên trận thắng oanh liệt đối thủ mạnh và có nhiều thành tích quốc tế như Thụy Điển với tỉ số 4-1 tại vòng loại Euro 2016 đã ghi tên tuyển Áo vào lịch sử bóng đá nước họ. Một bản “Sonate dưới ánh trăng” mà thiên tài âm nhạc Mozart dường như thổi hồn vào những đôi chân tài hoa cho con cháu ông thi đấu thăng hoa. Tuyển Áo bất bại qua 7 trận thi đấu vừa qua với chiến tích 6 thắng,1 hòa, đứng đầu bảng G với 22 điểm, xuất sắc đoạt vé đi Paris mùa Hè năm sau. Một điệu nhạc lãng mạn, lả lướt mang hơi hướng của thần đồng Mozart từ thuở thiếu thời làm vang dội con tim bao khán giả hâm mộ thành Viên.

Huấn luyện viên Koller đã biết cách phối hợp lối đá tập thể đồng đều của tuyển láng giềng Đức, và chắc chắn cùng sự hiệu quả của tuyển Ý trong đội hình tuyển quốc gia Áo tương tự sáng tạo thiên tài của bậc tiền bối âm nhạc Mozart kết hợp tinh hoa âm nhạc các nước khác lại, để sau đó hình thành thể loại âm nhạc cho riêng mình.

Ibra_Alaba

Lần đầu tiên tuyển Áo lọt vào vòng Chung kết Bóng đá Euro, không tính năm 2008 là nước đồng chủ nhà với Thụy Sĩ. Đây là một thành tích đáng nể đối với người dân nước Áo. Đặc biệt khi họ hạ gục “gã khổng lồ Viking” đến 4 bàn thắng. Và chỉ có tài năng của ngôi sao cá tính ngông cuồng như Ibrahimovich mới sút tung lưới tuyển Áo chỉ 1 bàn thắng danh dự mà thôi. Nên nhớ đội bóng nào khi đối đầu với Thụy Điển cũng gặp nhiều khó khăn do thể hình của họ rất cao lớn. Khi Thụy Điển mạnh đồng đều ở ba tuyến, kể cả vị trí thủ môn thì họ như “bức tường lửa” khó vượt qua. Cựu ngôi sao hậu vệ Roberto Carlos từng rất ngại mỗi khi tuyển Brazil đụng độ những “cây sào xứ Bắc Âu”. Tại trận Bán kết USA 94, nếu không có cú treo bóng như đặt để và độ rơi chính xác đến phần trăm milimet ngay cái đầu của “Quỷ lùn” Romario cao chỉ 1m68 thì chưa chắc Selecao đã sớm loại Thụy Điển trong 90 phút thi đấu chính thức.

Nhắc đến chiến thắng hào hùng của Áo trước đệ tam anh hào Thụy Điển tại World Cup 94 để thấy Bóng đá Việt Nam không phải chỉ triệu tập nhiều cầu thủ có thể hình, thể lực cao to là… khó đánh bại hoặc dễ dàng chiến thắng như quan điểm triết lý của HLV Miura đang huấn luyện các tuyển thủ VN hiện nay. Sau trận thắng đầy may mắn của Việt Nam trước Đài Loan tại vòng loại World Cup 2018, tuy thầy trò ông Miura chiến thắng 2-1, nhưng lối đá vô hồn, chiến thuật đơn giản kém sáng tạo, chỉ dựa vào sức mạnh của hàng hậu vệ theo triết lý bóng đá phòng thủ phản công kém hiệu quả của Miura đã khiến dư luận khán giả phản đối gay gắt.

DTVN

Nếu VN gặp phải đội bóng đồng đều, nhỏ con hơn như Campuchia, Lào, Myanmar…nhưng đá như đội Áo trước Thụy Điển thì có nguy cơ VN chuốc lấy thảm bại như Ibrahimovich và các đồng đội anh ta. Tuyển Brazil cũng không có nhiều cầu thủ to cao so với các đội bóng Châu Âu, nhưng “Các vũ công Samba” có kỹ thuật điêu luyện, chiến thuật đồng đội nhuần nhuyễn và có sự xuất sắc của các cá nhân kiệt xuất dù thể hình nhỏ bé hơn các tuyển thủ VN dưới thời HLV Miura. Những Romario, Bebeto, Carlos chiều cao chỉ 1m68 đến 1m72 những họ vẫn qua mặt các gã khổng lồ Thụy Điển cao trên 1m90. Và ngôi sao của Selecao là Neymar hiện tại cũng có chiều cao khiêm tốn, nhưng nhờ đôi chân ma thuật, anh cùng các đồng đội vừa có chiến thắng thuyết phục 4-1 trước Mỹ vừa qua.

Huấn luyện viên Miura có vẻ chỉ mới thành công phần nào khi huấn luyện thể lực và tuyển chọn các cầu thủ có thể hình, thể lực cao lớn, sung mãn với lối đá quyết liệt quá mức cần thiết đến…máy móc. Ông nên kết hợp hai thể loại cầu thủ đầy kỹ thuật, phối hợp đồng đều ở ba tuyến và các cầu thủ giàu sức mạnh trong cản phá lại với nhau. Khi đó mới dễ hình thành đội bóng đồng đều cả ba tuyến, dễ triển khai chiến thuật, chiến lược thi đấu cùng tư duy bóng đá cho các tuyển thủ hơn.

Hãy noi gương thiên tài thần đồng âm nhạc Mozart đi ông Miura. Bài học trước Myanmar tại Seagames 28 vẫn còn đó… trước khi quá muộn.

Nguyễn Hoàng Thảo

Đây là bài viết tham dự cuộc thi “Ấn tượng thể thao” do báo Thể thao 24h tổ chức. Mời bạn đọc tham khảo nội dung của cuộc thi tại đây, và thể lệ cũng như giải thưởng của cuộc thi tại đây.

Vì sao Man United quyết tâm giữ De Gea? Man United đang cần De Gea, đó là sự thật bởi để tìm kiếm một thủ môn giỏi bảo vệ khung thành không bao giờ là điều dễ dàng. HLV Van Gaal không để De Gea ra sân trong thời gian vừa qua là vì ông muốn dứt điểm chuyện đi ở. Giờ đây, khi De Gea quyết định ở lại Old Trafford trong 4 năm và tự động gia hạn thêm 1 năm, sẽ không có lý do gì HLV Van Gaal tiếp tục đày ải thủ thành này thêm nữa.

Ấn tượng thể thao: De Gea, hãy nắm lấy cơ hội!
De Gea quyết định ở lại với Man United.

Man United đang rất cần một thủ môn giỏi bởi Sergio Romero đang bắt đầu xuất hiện những vấn đề khác nhau. De Gea vẫn đang giữ áo số 1 của Man United, nghĩa là với Quỷ đỏ, anh vẫn được đặt niềm tin. Đối với NHM, vừa qua hầu hết các Hội CĐV Man United trên toàn cầu đã thể hiện sự tin tưởng và cùng nhau cổ vũ cho De Gea.

Những gì tốt đẹp mà Man United và các CĐV đã dành cho De Gea như một sự tin tưởng vào tài năng và đã sẵn sàng bỏ qua tất cả những gì diễn ra trong những ngày trước đó. Với cá nhân De Gea, giờ là lúc mà anh nên thể hiện sự chuyên nghiệp và tranh đấu cho suất ra sân trong đội hình của Man United. Nói cách khác, De Gea hãy biết nắm bắt cơ hội này.

Điều đó hoàn toàn có lợi cho cá nhân De Gea bởi nếu được thi đấu thường xuyên anh sẽ duy trì phong độ ổn định. Euro 2016 đang đến và De Gea với tham vọng trở thành số 1 trong đội hình tuyển Tây Ban Nha sẽ phải nỗ lực hết mình. Vì thế, nếu được ra sân thường xuyên hơn trong màu áo Man United và thậm chí phong độ xuất sắc của mùa giải trước tiếp tục phát huy, De Gea sẽ có rất nhiều lợi thế.

Ấn tượng thể thao: De Gea, hãy nắm lấy cơ hội!

Từ vị trí bất khả xâm phạm trong khung thành của Man United, De Gea sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh. Đến khi nào HLV Van Gaal hoàn toàn tin tưởng thì thủ thành người Tây Ban Nha này mới có thể chắc chắn với vị trí số 1 ấy. Dường như, mọi thứ đều đã được xác định, và trái bóng của “trọng trách và sự chuyên nghiệp” đã được chuyền về phía De Gea. Liệu De Gea có làm tốt?

Tất cả đồng đội và các CĐV Man United đều thể hiện sự tin tưởng với De Gea khi anh quyết định ở lại. Và, cơ hội không bao giờ đến lần thứ hai. Với De Gea, những cơ hội để lấy lại niềm tin yêu của mọi người là điều vô cùng khó. Anh chỉ còn một con đường, đó là thể hiện sự chuyên nghiệp nhất có thể và thái độ thi đấu như thế nào để xứng đáng với niềm tin của tất cả đang dành cho mình.

Một CĐV của Man United đã từng nói: “Cũng như tất cả các cầu thủ khác, thật khó mà chối từ lời mời thi đấu cho Real Madrid. Nhưng De Gea là người của Man United và chúng tôi yêu anh ấy. Bất kỳ khi nào được ra sân, chúng tôi sẽ vẫn hát vang tên De Gea. Chúng tôi không xem anh là người phản bội Quỷ đỏ”. Có lẽ, De Gea sẽ biết mình phải làm gì trước cơ hội này.

Hoàng Quang Hiển

Đây là bài viết tham dự cuộc thi “Ấn tượng thể thao” do báo Thể thao 24h tổ chức. Mời bạn đọc tham khảo nội dung của cuộc thi tại đây, và thể lệ cũng như giải thưởng của cuộc thi tại đây.

Năm đó, Argentina dự VCK U20 thế giới với một loạt các anh tài như Aguero, Zarate, Banega hay Maxi. Nhưng tôi đặc biệt ấn tượng với cái kèo trái mang tên Angel Di Maria. Anh sở hữu khuôn mặt điển trai, một thân hình không mấy lí tưởng, nhưng những pha đi bóng khéo léo, tốc độ và đậm chất kĩ thuật của anh đã khiến tôi phải ngây ngất. Tôi là fan trung thành của đội bóng áo sọc xanh trắng và là một Madridista, kể từ đó anh đã trở thành thần tượng của tôi.

angel1

Anh tiếp tục sự nghiệp của mình khi kí hợp đồng với Benfica, trong những tháng ngày đầu tiên ở Lisbon, anh đã chứng tỏ rằng mình xứng đáng với kì vọng của người hâm mộ. Vào ngày 27/01/2010, Di Maria đã có cú hat-trick đầu tiền trong trận thắng Leixoes, nhìn cách anh ăn mừng tôi càng yêu mến anh hơn.

Bước ngoặt lớn nhất trong sự nghiệp của anh chính là lúc anh quyết định đặt bút kí vào bản hợp đồng với mức phí chuyển nhượng 25 triệu euro với CLB Hoàng gia Real Madrid. Cảm xúc của tôi thật khó tả khi chứng kiến anh ra mắt trên thảm cỏ Bernabeu. Cuộc sống cứ thế tiếp diễn, anh hòa nhập cực nhanh với đội bóng mới, hợp cùng Ronaldo tạo nên đôi cánh khiến mọi hàng thủ phải khiếp sợ. Tôi thấy được sự ma thuật trong đôi chân của anh, trong từng pha đi bóng, dứt điểm hay kể cả những pha kiến tạo đầy tinh tế, càng xem anh thi đấu tôi càng yêu anh hơn.

Trong cuộc đời, ai cũng có những khoảnh khắc, khoảnh khắc mà tôi nhớ mãi về anh là ở phút 109 trong trận chung kết Champions League 2013/14, một mình anh tả xung hữu đột trong vòng vây của 3, 4 cầu thủ hậu vệ đối phương trước khi anh vẩy cái cổ chân trái của mình, bóng đến đúng chỗ mà Bale đang đợi sẵn và tất cả các Madridista đã vỡ òa sau khoảnh khắc ấy. Anh đã có tất cả các danh hiệu cùng với Real Madrid, vô địch UEFA Champions League, siêu cúp Châu Âu, La Liga, Cúp nhà Vua, siêu cúp Tây Ban Nha.

Ấn tượng thể thao: “Thiên thần” trong tôi

Nhưng rồi người đến ắt phải có người đi, anh rời Madrid với bao tiếc nuối, tôi đã khóc, khóc rất nhiều trong cái ngày hôm đó. Anh tìm thử thách mới trong màu áo quỷ đỏ Manchester, anh đeo áo số 7, số áo của các huyền thoại, và đã có quá nhiều kì vọng được đặt vào anh. Anh đến Manchester vào đúng cái thời điểm Van Gal đang có những sự thử nghiệm, thời gian đầu anh đã thi đấu rất ấn tượng nhưng rồi chấn thương đã khiến phong độ của anh sa sút, anh trở thành cái bóng của chính mình. Hình ảnh của anh thật bạc nhược trong mắt người hâm mộ, nhưng đối với tôi anh vẫn là một thiên thần.

Anh rời Manchester cũng là điều tất yếu, anh gia nhập PSG với khao khát tìm lại chính mình và ở nơi kinh đô Paris tráng lệ ấy, tôi cũng hi vọng sẽ lại được thấy hình ảnh của Di Maria ngày nào..

Dù có thế nào, đối với tôi anh vẫn mãi là một thiên thần, một chàng trai tài năng, điển trai với cái chân trái kéo léo, lối chơi đầy Nam Mỹ và tuyệt kĩ Rabona đầy mãn nhãn..

ĐÀM ANH DŨNG

Đây là bài viết tham dự cuộc thi “Ấn tượng thể thao” do báo Thể thao 24h tổ chức. Mời bạn đọc tham khảo nội dung của cuộc thi tại đây, và thể lệ cũng như giải thưởng của cuộc thi tại đây.

Cũng như nhiều người, tôi ngưỡng mộ, luôn sát theo con đường của Ánh Viên không phải vì những thành tích khủng mà em đạt được trong kỳ SEA Games 28 vừa qua mà bị thuyết phục, bị chinh phục bởi ý chí, nghị lực vươn lên không biết mệt mỏi và cái tâm trong sáng, rất thật của em. Đồng thời còn tạo nên động lực, nguồn cảm hứng và tình yêu cuộc sống nơi người hâm mộ.

Anh_Vien
Nguyễn Thị Ánh Viên – niềm tự hào đất Việt.

“Em không muốn được mọi người chú ý đến”. Cô cười và nói khi được hỏi có muốn được làm diễn viên không? Thật dung dị trong từng câu chữ, nhất là trong xã hội mà mọi người đều muốn nổi danh. Nhưng thực tế qua con người Viên, người ta càng ngưỡng mộ và tôn vinh. Đó là giá trị vững bền khó mà phai mờ. Nhưng em đâu biết rằng, chính điều đó làm em càng thêm nổi tiếng và được nhiều yêu mến, trân trọng hơn.

Và cũng vì không muốn nổi tiếng nên em không muốn lập facebook để bắt kịp xu thế của thời đại, bởi theo em “không muốn tốn thời gian vào mạng xã hội, mà dành thời gian để tập trung tập luyện”. Vâng, rất tuyệt, em giỏi, em tài năng nhưng em không tự mãn, trong dòng máu của em luôn sục sôi sự cống hiến, em tự nhủ phải luôn tập luyện nhiều hơn nữa để thành công. Bởi em có nhiều mục tiêu chưa đạt được, bởi em muốn đem vinh quang cao nhất về cho nước nhà. “Nếu bây giờ hài lòng với bản thân, tôi sẽ là người thất bại. Tôi luôn phải quyết tâm chinh phục những đỉnh cao”, “Tôi khóc vì không hài lòng với chính mình, bởi bản thân tôi đã mắc một số lỗi không thể chấp nhận được”. Những câu từ chắc nịch, đầy sức sống của tuổi trẻ được Viên nói ra. Một tấm gương cầu tiến và đáng để chúng ta học hỏi. Bởi kỷ lục không bao giờ có giới hạn, nên với em ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua.

Và em cũng sẽ quên ngay chiến thắng ngọt ngào ngày hôm qua để tập trung sức lực và ý chí để chinh phục những chướng ngại vật phía trước, bởi nếu nhớ về nó sẽ làm em thất bại vào ngày mai. “Tôi đã đạt 6 Huy chương Vàng và phá 7 kỷ lục Sea Games nhưng tôi sẽ không ngừng phấn đấu mỗi ngày. Khi tôi hài lòng với những gì mình đạt được, chính tôi đã là kẻ thất bại ngay lúc này, chứ không cần phải chờ tới ngày mai”.

Vien_vat_va

Thành công rồi nhưng em không tự mãn, kiêu căng, không phụ lòng mọi người. “Nhờ thầy Đặng Anh Tuấn chăm sóc, giúp đỡ, dạy dỗ tôi như người cha thứ hai, tôi mới có được thành tích tốt cả trong tập luyện và thi đấu. Nếu tôi cực khổ một thì thầy cực khổ gấp mười, gấp trăm”.

Em không khoe khoang về chiến tích ngày hôm qua vì lịch sử đã đứng ra ghi nhận, bởi em biết năng lực của bản thân đang ở mức nào và muốn chiến thắng bản thân, “Tôi không coi trọng việc giành huy chương bằng việc vượt qua thành tích của chính mình”.

Để rồi trước mỗi trận đấu, em luôn sẵn sàng để chinh phục những mục tiêu mới, lao về phía trước như một mũi tên lửa tràn đầy sức căng, lướt trong không khí. “Khi chuẩn bị thi đấu, tôi không nghĩ gì về những chiến thắng đã đạt được, tôi lao xuống nước và nỗ lực như mình chưa giành được gì”.

Được nghe những câu nói chân thành, từng chữ một được phát ra từ con người thân thiện, giản dị, sống thật với bản thân, người dân đất Việt và người hâm mộ như tự hào hơn về em, một người con gái Tây đô tuổi trẻ tài cao, tâm sáng như ngọc, tỏa sáng giữa đời thường. Nhìn vào tấm gương Ánh Viên, họ dường như có niềm tin vào cuộc sống, có thêm cảm hứng và sự vươn lên mạnh mẽ trên đôi chân của mình, học hỏi được những điều giản dị trong cuộc sống…

Ánh Viên, người con gái tiêu biểu của dân tộc Việt Nam đã và đang thành danh trên đường đua xanh nhưng vẻ bề ngoài rất giản dị, không ăn mặc cầu kì, không khoác lên cơ thể những bộ cánh xa hoa, những phụ kiện thời trang đắt tiền như những cô hoa hậu, ca sĩ… Thế nhưng em vẫn đẹp, một vẻ đẹp tự nhiên, thuần khiết. Em ăn nói một cách tự nhiên, thật lòng và dễ mến. Em cười, rất đẹp, em ngại ngùng, duyên dáng, hiền hậu và đời thường như những cô con gái Việt ngày xưa. Nhưng cũng rất mạnh mẽ, độc lập trong suy nghĩ và tính cách. Đúng là người con gái hiện đại.

Vien_vui_ve

Trong khi bạn bè đồng trang lứa đang hào hứng đến trường để học, hạnh phúc bên người thân yêu thì Ánh Viên đành chấp nhận hy sinh tuổi thơ của mình, phải một mình lẻ bóng luyện tập chăm chỉ nơi đất khách để mang lại những thành tích tốt, làm rạng danh thể thao nước nhà trên trường quốc tế. Nhiều lúc em nhớ nhà, nhớ ba, nhớ mẹ, rồi gặp những khó khăn trong ăn uống, những giáo án luyện tập nhọc nhằn, vất vả… nhưng rồi Viên cũng đã vượt qua, vì niềm tin của người hâm mộ, vì thành công nào có được cũng phải đánh đổi cả.

Ánh Viên xứng đáng là một tấm gương sống để tôi tự soi lại mình và sửa chữa, tôi, một người đầy cái tôi trong lòng ngực, cũng muốn cống hiến tuổi trẻ cho quê hương, xứ sở nhưng đôi lúc lại thỏa mãn về những thành tích nhỏ nhặt mình đạt được.

Ánh Viên, người tôi ngưỡng mộ, kính trọng. Một viên ngọc giữa đất trời Việt Nam.

NGUYỄN TUẤN HIỆP

Đây là bài viết tham dự cuộc thi “Ấn tượng thể thao” do báo Thể thao 24h tổ chức. Mời bạn đọc tham khảo nội dung của cuộc thi tại đây, và thể lệ cũng như giải thưởng của cuộc thi tại đây.

Tôi thích thể thao, yêu bóng đá, yêu các VĐV, đội bóng tên tuổi. Tôi thích các khoảnh khắc đẹp, khoảnh khắc đáng nhớ mà từng phút từng giây các VĐV đem lại. Tôi thích xem các trận đấu trên TV và đọc báo thể thao trên Internet. Thích chị Kim Huệ, anh Công Phượng, chú Tiến Minh. Họ không chỉ là những con người tài năng mà còn luôn cống hiến hết mình cho nền thể thao nước nhà. Và, trong kỳ SEA Games 28 vừa rồi, tôi không thể diễn tả niềm sung sướng của mình khi chứng kiến hành động đẹp của một VĐV – một con người khi nghe Quốc ca vang lên đã vội chạy đến với tư thế trang nghiêm và chào cờ. Chắc các bạn cũng biết, không ai khác, đó là anh Đào Văn Thủy.

Thuy_Dao
VĐV nhảy cao Đào Văn Thủy tại SEA Games 28.

Anh Thủy là một VĐV nhảy cao. Thực sự từ trước đến nay tôi không hề biết anh. Nhưng có lẽ ngay từ giây phút ngày 11/06/2015 trở đi, không chỉ riêng tôi mà tất cả các bạn yêu thể thao trong nước và ngoài nước đều biết đến anh với bao ấn tượng sâu sắc.

Lần đầu tiên gặp anh trên TV, tôi đã thật sự bị cuốn hút bởi chiều cao khủng 1m85 – chiều cao mà biết bao bạn trẻ đều mơ ước và đó cũng là lợi thế cho anh trong bộ môn nhảy cao. Tuy chỉ giành được huy chương Bạc nhưng VĐV này đã khiến không ít người hâm mộ phải xúc động.

Sau khi hoàn thành phần thi ở mức xà 2m13, chưa kịp ăn mừng thì cờ Việt Nam được kéo lên để trao huy chương cho hai VĐV điền kinh giành huy chương Vàng và huy chương Bạc. Giây phút tiếng nhạc Quốc ca vang lên, anh vội chạy ra, đứng nghiêm trang hướng về cờ Tổ quốc và giơ tay chào. Ôi! Con người ấy, tình cảm ấy, khoảnh khắc ấy thật đẹp. Với một người hâm mộ thể thao như tôi, tôi không khỏi ngỡ ngàng, tôi đã ré lên vì quá sung sướng, vì quá tự hào. Anh ấy thật sự rất ấn tượng!

Hành động đẹp và ý nghĩa của Đào Văn Thủy đã được lan truyền trên các bài báo, các diễn đàn xã hội với tốc độ nhanh chóng: “Đào Văn Thủy và những hành động đẹp”, “VĐV gây xúc động khi dừng lại chào cờ trong lúc đang thi đấu”, “Hình ảnh đẹp về lòng yêu nước”. Và ngày hôm đó, hình ảnh của anh đã được SEA Games bình chọn là hình ảnh gây ấn tượng nhất.

Hình ảnh gây xúc động của Đào Văn Thủy.
Hình ảnh gây xúc động của Đào Văn Thủy.

Tôi rất khâm phục tinh thần yêu nước, lí tưởng cao đẹp của anh. Chính anh và hành động ấy đã khiến chúng tôi – thế hệ trẻ của Tổ quốc cảm thấy vô cùng xấu hổ. Chúng tôi xấu hổ vì chưa xứng đáng là công dân Việt Nam; xấu hổ vì những hành vi chưa thực sự nghiêm túc trong mỗi tiết chào cờ đầu tuần; xấu hổ vì chưa lần nào chứng minh được tình yêu thiêng liêng với Tổ quốc. Và cũng  chính anh đã cho chúng tôi một bài học quí giá – bài học vỡ lòng về lòng yêu nước.

Giờ đây, mọi người không quan tâm anh là người đã giành huy chương Vàng hay huy chương Bạc mà trong suy nghĩ của họ là một sự thán phục. Trong khoảnh khắc hạnh phúc và vui sướng nhất, con người ta có xu hướng quên đi những thứ xung quanh. Nhưng với anh Thủy thì khác, tham gia thi đấu là một niềm vinh dự, vinh dự hơn là đem huy chương về cho nước nhà, hơn hết, anh đã chứng minh cho bạn bè trong và ngoài nước biết rằng tình yêu Tổ quốc lớn lao của anh.  Một tinh thần yêu nước thật tuyệt vời!

Với tôi, một khi đã ấn tượng về điều gì đó thì sẽ mãi không quên. Và chính anh Thủy, anh chính là người truyền cảm hứng và tạo động lực cho tôi. Tôi muốn trở thành một con người như anh. Thật hạnh phúc biết mấy nếu tôi được là một VĐV và được tham gia trong các kỳ SEA Games sắp tới. Tôi sẽ làm mọi điều giống như anh. Không phải vì muốn sao chép để được nổi tiếng mà tôi muốn chứng minh cho các bạn thấy rằng, người Việt Nam chúng tôi luôn có lòng yêu nước nồng nàn, từng phút từng giây trôi qua, tình yêu đó luôn chảy mãi trong tim chúng tôi. Tôi rất tự hào vì mình là người Việt Nam.

VĐV Công Phượng chiến đấu vì "màu cờ sắc áo" Việt Nam.
VĐV Công Phượng chiến đấu vì “màu cờ sắc áo” Việt Nam.

Trở thành một VĐV là một điều không hề dễ bởi lẽ ta phải qua quá trình luyện tập, gian nan và trắc trở. Ước mơ của tôi, con đường phía trước tôi đi sẽ trải đầy chông gai, khó khăn nhưng tôi sẽ không nản chí mà chùn bước vì tôi đã có một thần tượng, một tấm gương mà khi nhìn vào, tôi như được tiếp thêm sức mạnh và tiếp tục con đường mà tôi đã chọn.

Người ta nói đúng “ Thể thao luôn gắn liền với rất nhiều cảm xúc”. Cảm xúc –  với tôi đó là tình yêu, sự trân trọng và cảm phục. Có thể nói tình cảm của tôi với anh Thủy không giống như với các mĩ nam mĩ nữ Hàn quốc hay các ngôi sao Hollywood, mà đó là tình cảm chân thành của một fan cuồng người Việt với một VĐV đậm chất Việt Nam. Tôi yêu điều đó, tôi thích điều đó, tôi tự hào vì điều đó. Anh đã gây cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc, nhiều cung bậc cảm xúc. Anh Thủy và hành động đẹp, ý nghĩa của anh. Tôi cảm ơn vì tất cả!

NGUYỄN LÊ SONG SONG

Đây là bài viết tham dự cuộc thi “Ấn tượng thể thao” do báo Thể thao 24h tổ chức. Mời bạn đọc tham khảo nội dung của cuộc thi tại đây, và thể lệ cũng như giải thưởng của cuộc thi tại đây.

Batigol là Fio và Fio là Batigol?

Đã từng có một thời nhắc đến Fiorentina là Batigol và Batigol là Fiorentina giống như cái cách mà người ta nói Barca phụ thuộc vào Messi hay Real phụ thuộc vào CR7 bây giờ vậy.

Đã từng có một thời rất rất nhiều người từng yêu màu áo tím thủy chung của Fio chỉ vì ở đó có anh – Batigol.

Batigol là Fio, Fio là Batigol.
Batigol là Fio, Fio là Batigol.

Và cũng đã từng có một thời người ta không nói về bóng đá với những kỷ lục, những chiếc cúp, những danh hiệu, những siêu xe, những chân dài… người ta chỉ nói về bóng đá với những nỗi đam mê, tình yêu và lòng chung thủy.

Người ta nói với tôi ngày Fiorentina phải xuống Serie B, chẳng CĐV Fio nào rơi nước mắt cả, vì Chúa của họ, đấng cứu thế của họ – Batigol vẫn ở đó.

Người ta kể rằng đã từng có 1 bức tượng đồng Batistuta đứng ngạo nghễ ngay trước Stadio Artemio Franchi, như một biểu tượng của thành phố Florence xinh đẹp. Người ta kể rằng ngày Batigol – Chúa cứu thế của Florence ra đi, người ta đã đập vỡ bức tượng ấy. Một nửa thành phố cay đắng vì bị người tình trăm năm phụ bạc đã đập vỡ bức tượng, nửa còn lại của thành phố vì quá yêu anh nên muốn đem những mảnh vỡ của bức tượng như mang một phần của Batigol về nhà để mãi lưu giữ những ký ức tươi đẹp về anh.

Ở tuổi xế chiều của sự nghiệp, anh sang AS Roma để một lần được chạm vào Scudetto. Capello đã xây dựng một Roma đầy lãng mạn với Batigol là chủ công, nhưng ấn tượng của tôi về Batigol-Roma vĩnh viễn chỉ là gương mặt đẫm lệ của anh ngày anh ghi bàn vào lưới Fio. Trên khán đài là những gương mặt CĐV Fio thất thần và đẫm lệ.

Ngày Batigol ghi bàn vào lưới Fio, không chỉ anh mà cả Florence đã khóc.
Ngày Batigol ghi bàn vào lưới Fio, không chỉ anh, cả thành Florence đã khóc.

Batistuta còn có một chuyến du hành ngắn ngủi tới Inter Milan của vị chủ tịch đồng bóng luôn hâm mộ anh, Massimo Moratti.

Cánh chim đầu đàn ở Albiceleste

Điều đáng tiếc nhất của Batistuta và có lẽ cũng là đáng tiếc nhất của người Argentina, chân sút xuất sắc nhất trong lịch sử của họ lại sinh ra giữa 2 số 10 vĩ đại. Năm 1994, khi Batigol bắt đầu xuất hiện thì Maradona đã ở những ngày tháng cuối cùng của sự nghiệp. Albiceleste đã chơi tuyệt vời ở vòng bảng năm đó, tiếc là scandal chất kích thích của Maradona đã phá hỏng tất cả.

4 năm sau, một Batigol đang ở đỉnh cao phong độ cùng với Veron, Ortega, Ayala, Lopez… nhưng một lần nữa người Argentina bị chặn đứng ở Tứ kết bởi một “Cơn lốc Da cam” Hà Lan với một khoảnh khắc kỳ diệu của Dennis Bergkamp.

Batistuta là chân sút xuất sắc nhất lịch sử Argentina.
Batistuta là chân sút xuất sắc nhất lịch sử Argentina.

Và khi những “Vũ công Tango” gục ngã trước người Đức trong trận chung kết World Cup 2014, tôi tin rằng rất nhiều người Argentina đã ước số 9 ngày hôm đó của họ không phải là Higuain mà là Batistuta. Nếu như người đối mặt với Neuer ngày hôm đó không phải là Higuain thì…

Với 56 bàn thắng trong 78 trận cho ĐTQG, trong đó có 10 bàn tại World Cup, Batigol vẫn là chân sút xuất sắc nhất trong lịch sử Argentina.

Batigol – Huyền thoại không cần danh hiệu

Tổng kết lại sự nghiệp ở tầm CLB, Batistuta chỉ sở hữu 1 cúp Copa Italia với Fio, 1 danh hiệu Scudetto trong mày áo Roma và 2 chiếc cúp Copa America 1991 và 1993 với ĐTQG. Một bảng thành tích nghèo nàn, chẳng hề tương xứng với tên tuổi của một trong những tiền đạo vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá thế giới.

Người hùng không cần tới những danh hiệu.
Người hùng không cần tới những danh hiệu.

Nhưng có sao đâu. Nếu bóng đá là vinh quang và những chiếc cúp vàng chói lòa, người ta đã có Pele. Nếu bóng đá là những khoảnh khắc điên rồ và thiên tài thì người ta đã có Maradona. Còn nếu bóng đá đơn giản là tình yêu và nỗi đam mê, chúng ta có anh – Batigol… Người hùng không cần tới danh hiệu.

NAM PHONG

Đây là bài viết tham dự cuộc thi “Ấn tượng thể thao” do báo Thể thao 24h tổ chức. Mời bạn đọc tham khảo nội dung của cuộc thi tại đây, và thể lệ cũng như giải thưởng của cuộc thi tại đây.

Đã thành thông lệ, cứ đến ngày Quốc khánh 2/9, hàng chục nghìn người dân từ khắp nơi của tỉnh Thừa Thiên Huế đổ về dòng sông Hương để thưởng thức giải đua ghe truyền thống.

Mặc dù giải đua ghe tới 6h30 mới diễn ra nhưng ngay từ tờ mờ sáng, hàng nghìn người dân và du khách thập phương đã có mặt tại hai bên bờ sông, chọn cho mình vị trí tốt nhất để xem và cổ vũ cho các đội đua.

Trống khai cuộc chưa vang, các tay chèo đã ngồi lên ghe, chuẩn bị tư thế sẵn sàng để đua, các tay lái của các đội đặt lái lên vạch xuất phát. Khán giả nín thở chờ đợi tiếng trống khai cuộc.

Không khí náo nhiệt, hấp dẫn được tạo ra ngay lúc này, khi có những tay lái hăng sức, nôn nóng chạy trước tiếng trống làm Ban tổ chức phải kêu về lại, còn khán giả xung quanh thì reo cười.

111
Cuộc thi hấp dẫn ngay sau tiếng trống khai cuộc.

Thế rồi, sau ba tiếng trống vang lên giữa sông Hương, các tay lái dùng hết sức bình sinh chạy thật nhanh về phía ghe đội mình, đẩy ra xa và nhảy lên ghe, ra sức lái tiếng trống càng dồn dập, các tay lái, tay chèo càng nhanh, mạnh hơn, quyết liệt hơn. Khán giả hò reo, tiếng hú, tiếng kêu choang choảng của nắp xoong chạm vào nhau làm náo nhiệt hẳn lên.

Những giọt mồ hôi có dịp đua nhau chảy ra trên cơ thể các VĐV, cơ bắp cuồn cuộn của cư dân vùng sông nước hiện ra giữa khung cảnh thơ mộng, thật mạnh mẽ, thật khoẻ khoắn.

Các ghe đua nhau tăng tốc, chạy trên mặt nước tạo nên những sóng nước dồn dập làm nên nét chấm phá cho bức tranh thủy mặc dòng Hương giang thêm thơ mộng, sinh động hơn.

333
Ra sức chèo, cạnh tranh quyết liệt với đội bạn.

Tôi yêu môn đua ghe, thích xem đua ghe, bởi để giành được chiến thắng các VĐV phải vừa dùng sức vừa dùng trí, dùng sức để chèo ghe đi nhanh hơn và dùng trí để luồn lách qua các vè, các đối thủ được dễ dàng và môn này cũng cần tinh thần đồng đội nữa.

Đội nào mà các thành viên ăn ý, dùng sức trí giỏi sẽ về đích sớm nhất.

Tôi thích xem đua ghe cũng vì một lí do nữa, tôi luôn quan sát đội bơi ở vị trí cuối cùng xem họ có bỏ cuộc hay không? Và họ không làm khán giả thất vọng, họ vì tinh thần thượng võ, vì nghệ thuật nên họ không bỏ cuộc giữa chừng mà cố gắng đua tranh với các đội bạn.

Khán giả đến xem để cổ vũ cho các đội nhà. Họ vui mừng khôn xiết khi đội xã nhà về đích sớm nhất. Họ thất vọng và thoáng buồn khi đội nhà thua sát nút đội bạn và thất bại. Thế nhưng họ vẫn xem, vẫn cổ vũ vì “thua keo này ta bày keo khác”, có hẳn 10 lượt đua kia mà.

222
Niềm vui chiến thắng.

Tận mắt chứng kiến cảnh người dân xem đua ghe, cảnh VĐV đua ghe trên đất Cố đô mà tôi tin tưởng rằng đua ghe sẽ mãi luôn được giữ gìn, là môn thể thao truyền thống của tỉnh nhà cùng với thời gian, để môn đua trở thành nơi gặp gỡ, giao lưu của người dân địa phương.

Ngày đó thực sự đã trở thành Ngày hội sông nước của người dân Cố đô Huế.

NGUYỄN TUẤN HIỆP

Đây là bài viết tham dự cuộc thi “Ấn tượng thể thao” do báo Thể thao 24h tổ chức. Mời bạn đọc tham khảo nội dung của cuộc thi tại đây, và thể lệ cũng như giải thưởng của cuộc thi tại đây.

Khi chấp bút viết về những tháng ngày tập luyện miệt mài của những VĐV môn võ, tôi như một lần nữa đồng cảm và trân quý những giọt nước mắt và máu đã đổ ra của họ.

Có thể, đối với rất nhiều người, họ yêu thể thao bằng nhiều cách khác nhau và hâm mộ môn thể thao vua, còn chúng tôi những người lặng lẽ đưa về những tấm huy chương đủ mọi màu của các giải đấu từ cấp châu lục đến thế giới vẫn âm thầm lặng lẽ cống hiến cho một nền võ học mang đậm tinh thần đất Việt.

Đối với đời của một VĐV Wushu Sanshou (Tán thủ) như tôi và đồng môn các môn võ khác, kể về kỷ niệm và các ấn tượng thể thao thì sẽ có rất nhiều và cũng đầy xúc cảm, đủ để viết nên những chương dài của những tháng ngày đầy cơ cực của sức “nóng” giành huy chương. Nhưng tôi sẽ viết về một khía cạnh nhỏ trong đời mà dường như VĐV nào cũng đã từng phải can qua và bước tới, đó chính là ép cân và đôn cân.

Trong một năm sẽ có rất nhiều giải đấu và chiến thuật sẽ thay đổi theo cấp độ giải đấu cũng như nhận định đối thủ của Ban huấn luyện, ở đó có hai sự lựa chọn, tập luyện khốc liệt để giảm trọng lượng thực tế xuống, như đang ở 56kg ép xuống đánh hạng 52 kg. Và để tạo lợi thế cho mình trên sàn đấu, nhiều VĐV bước vào chu kỳ ép cân đặc biệt.

Tôi đã từng nghe rất nhiều người thắc mắc tại sao kình ngư Ánh Viên của môn Bơi lội lại có thể ăn nhiều đến vậy, thực ra đó là chế độ dinh dưỡng để đạt được tiêu chuẩn của buổi tập. Chúng tôi cũng vậy, sẽ có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt, những năm 2000 khi điều kiện về cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chúng tôi tập luyện và ăn uống với một chế độ khá hà khắc.

Một ngày theo lời khuyên, chúng tôi chỉ ăn tầm nửa bát cơm, thịt bò mấy miếng và thêm quả trứng. Đó là chế độ ăn những ngày đầu ép cân, còn để bước vào tập luyện đó là cả một vấn đề lớn. Chúng tôi tập từ 5h sáng, khi mà mọi người vẫn còn đang say giấc, tập đến 7h sáng, sau đó thả lỏng và về ăn sáng. Đến 8h sáng bắt đầu tập ca 2, đến 10 giờ sau đó nghỉ buổi sáng. Buổi chiều bắt đầu từ 14h30 đến 16h30 nghỉ và thả lỏng, và tiếp theo từ 19h30 đến 21h30 là kết thúc một ngày tập. Đặc điểm của những môn võ thường đấu đêm, VĐV phải tự thích ứng với nó và hoàn thiện mình theo từng buổi tập.

abc

Những ngày đầu, nhìn chúng tôi còn có chút sinh khí nhưng bước vào tập căng chúng tôi quá mất sức. Mỗi ngày mặc áo mưa chạy tầm 3 – 7km, dù trời nắng hay mưa, leo cầu thang bộ, sau đó mặc luôn bộ đồ ép cân đấm đá, thực hiện các động tác kỹ chiến thuật, nó vướng víu và nóng nực, khiến chúng tôi lả đi vì mất nước. Trong lúc chúng tôi chỉ được uống nước bằng giọt chứ không thể uống nhiều, mỗi lần tắm, nhìn dòng nước chảy, miệng khô rát, chỉ dám ghé miệng vào dòng nước để nó chạy tuột qua cho quên đi cảm giác thèm thuồng.

Đối với ép cân, phải có một ý chí thép và tự răn bản thân trước những cám dỗ của các món ăn khi mình đói, có những lúc tập xong vì quá mệt mỏi ăn chỉ một chén chè rất nhỏ, nhưng đứng lên cân thì mới là khủng khiếp, khi ép nước người mất hết nước, chỉ ăn có vài miếng nước, các mao mạch của cơ thể đã nở ra và trọng lượng lại lên.

Thông thường đến bữa cơm, những VĐV ép cân sẽ được ngồi cùng mâm để ăn đúng chế độ và tự bảo nhau chỉ ăn đúng khẩu phần, chúng tôi không chỉ phải đấm đá tốt mà ngay đến ăn cũng phải rèn luyện để mình có được thành quả cho ngày ép cân.

Mọi việc chưa là gì nếu chỉ mới phải ăn đói, chúng tôi còn phải tập cường độ căng, cứ sau mỗi tổ, tim đập quay cuồng, người thở dốc, hoa mắt vì đói, trọng lượng bất cân, người như đang đi trên mây. Đó là chưa kể phải nhanh tay nhanh mắt, tránh đòn của đối thủ và ra đòn chuẩn xác.

Tan_Thi_Ly

Có những hôm đấu tập, vì để thể hiện được sự tiến bộ của quá trình tập huấn, đã không ít lần bạn bè mình máu đã đổ không chỉ trên mí mắt mà ở chân và tay. Nhìn những giọt máu chảy trên đôi chân đầy mồ hôi, mắt nhắm lại mặn chát, miệng khô khốc và thở dốc, những lúc đó chúng tôi phải rèn ý chí sắt thép cho mình, vì nếu buông bỏ sẽ coi như mọi nổ lực đổ xuống sông xuống bể.

Những đôi chân thâm quầng, được quấn đầy đủ loại băng, mọi người nhìn chúng tôi thật thảm hại, nhưng nếu giành được thành tích, mọi đau đớn của ngày hôm nay đó sẽ nhẹ tựa lông hồng, bởi vì đó là nghề của chúng tôi.

Nếu quá trình tập luyện không trải qua những giây phút chạy ở sân vận động như VĐV Điền kinh, và quay về nhảy dây mặc quần áo mưa, rang mình giữa trời nắng 38 – 39 độ quả là không dễ chịu. Nhưng chúng tôi tự bảo nhau rằng có ngày khổ tận cam lai, sẽ có lúc ta được viên mãn nụ cười hạnh phúc.

HCV

Đối với người ép cân khổ cực, người đôn cân có những nỗi lòng riêng, từ cân 68kg ăn để đôn lên 75kg, họ lại phải ăn gấp mấy lần ngày thường. Tôi đã từng chứng kiến bạn mình ăn 2 tô phở, uống 1 chai nước khoáng 1,5 lít để đi cân và nôn ngay sau khi cân xong.

Sẽ chẳng có gì là ấn tượng vì ai cũng bảo đây là chuyện thường ngày của VĐV võ, nhưng nó là ký ức để đời, trong một giải đấu, có 1 VĐV của TP.HCM, xin phép không nêu tên, khi vào cân để bước vào giải, cậu ta chỉ thiếu đúng 2 gam. Cậu buộc phải chạy bộ quanh nhà thi đấu, mặc áo mưa nhảy dây, sau 15 phút vẫn thiếu 1 gam, lần cuối cùng cho cơ hội chốt, cậu đã cởi nốt chiếc quần con trên người mình mặc, cả khán phòng ồ lên, nhưng tôi hiểu sự hy sinh đó cũng chỉ vì tiếc cho những tháng ngày mệt mài tập luyện.

Có VĐV tập căng vào cân và ra ngất lịm, huấn luyện viên phải đổ nước vào đầu để tỉnh lại, hình ảnh đó luôn theo sát tôi từ ngày ấy và cho đến bây giờ vẫn không hề phai nhạt.

Chính vì lẽ đó, khi chấp bút viết lên những dòng này tôi chỉ muốn nói rằng, đằng sau tấm huy chương là máu, nước mắt và bội bạc vì khi giã nghiệp rất nhiều VĐV phải làm lại từ đầu và sống với bao giông gió của cuộc đời.

Xin gửi những lời đồng cảm và chia sẻ cùng các thế hệ VĐV đã từng là đối thủ, là bạn và đồng môn, một vài ký ức và nỗi lòng để chúng ta biết rằng, vinh quang đã là quá khứ, nhưng nó mãi là ấn tượng đẹp trong lòng mỗi người để chúng ta biết quý trọng những gì của ngày hôm nay và phát huy được tinh thần võ học Việt Nam.

NGUYỄN THỊ THẢO

Đây là bài viết tham dự cuộc thi “Ấn tượng thể thao” do báo Thể thao 24h tổ chức. Mời bạn đọc tham khảo nội dung của cuộc thi tại đây, và thể lệ cũng như giải thưởng của cuộc thi tại đây.