Ánh Viên

12 tháng “cày” ra 70 huy chương

Từ đỉnh cao ASIAD 2014 tới giải VĐQG 2015, Ánh Viên đã khép lại một hành trình 12 tháng khó tin trong sự nghiệp khi dự tranh 9 giải, giành 70 huy chương các loại, trong đó có 50 HCV. Theo thống kê, trên thế giới, không có kình ngư nào đấu nhiều giải khác nhau, và cũng đoạt nhiều loại huy chương khác nhau như tuyển thủ 19 tuổi quê Cần Thơ này. Theo kế hoạch, Ánh Viên sẽ còn tham dự một số cuộc đấu nữa của Cúp thế giới diễn ra ở khu vực châu Á.

2 kỷ lục độc nhất vô nhị của Ánh Viên

ASIAD 2014: 2 HCĐ
Đại hội TDTT toàn quốc 2014: 18 HCV, 2 HCB
SEA Games 2015: 8 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ
Giải VĐTG 2015: Lọt vào Top 10 nội dung 400m hỗn hợp.
Cúp thế giới 2015 tại Nga: 1 HCB, 1 HCĐ
Cúp thế giới 2015 tại Pháp: 1 HCĐ
Giải trẻ châu Á 2015: 7 HCV, 5 HCB
Đại hội Thể thao Quân sự thế giới: 1 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ
Giải VĐQG 2015: 16 HCV, 4 HCB.

Tiền thưởng lên tới 4 tỷ đồng

Kể từ năm 2012, Ánh Viên đã hoàn toàn vô đối ở TTVN trong việc “gặt” huy chương và tiền thưởng, với mức tối thiểu 500 triệu đồng mỗi năm. Tuy nhiên, 2015 chắc chắn sẽ là năm Viên lập nên kỷ lục tiền thưởng độc nhất vô nhị của cá nhân, cũng như cả làng thể thao.

Theo ước tính, ngôi sao 19 tuổi này sẽ lĩnh thưởng không dưới 4 tỷ đồng, cả tiền mặt lẫn hiện vật từ các nguồn khác nhau cho những thành tích liên tiếp tại các giải đấu. Trong đó, khoản chiếm tới 2/3 sẽ đến từ SEA Games 28, nơi Viên đoạt 8 HCV, phá kỷ lục Đại hội. Riêng mức thưởng theo quy định của Nhà nước là 500 triệu đồng, cùng một căn hộ chung cư trị giá 1,5 tỷ đồng do một Mạnh Thường Quân tặng.

Sau SEA Games, Viên tiếp tục đều đặn có thưởng “khủng” như 160 triệu đồng cho 1 HCB và 2 HCĐ tại 2 vòng đấu của Cúp thế giới, hay mới nhất là 330 triệu đồng nhờ 7 HCV, 5 HCB tại giải trẻ châu Á…

Sỹ Minh (tổng hợp)

Ánh Viên 16 HCV, TP.HCM chỉ có 14  

Ánh Viên lại vừa tạo ra một hiện tượng độc nhất vô nhị không chỉ của môn bơi mà cả TTVN. Nói cách khác, chỉ có một gương mặt kỳ tài như tuyển thủ 19 tuổi quê Cần Thơ gắn với đặc thù của riêng môn bơi mới làm nên một siêu kỷ lục: Giành 20 huy chương tại một giải VĐQG, trong đó có 16 HCV và 4 HCB. Càng đáng kinh ngạc hơn vì Viên đã vươn tới thành quả phi thường một cách hết sức nhẹ nhàng khi chưa thể hiện hết sức.

Nhìn nhận thẳng thắn, nếu muốn, Viên đã hoàn toàn có thể đoạt thêm 3 HCV nữa đã mất vào tay 2 “đàn em” Ngọc Quỳnh và Phương Trâm để nâng kỳ tích lên 19 HCV. Viên chỉ thực sự chịu thua ở nội dung tiếp sức 4x200m, do không thể gồng gánh được 3 đồng đội quá non.

Với 16 HCV, Ánh Viên đã một mình lật đổ ngôi Nhất toàn đoàn của trung tâm số 1 TP.HCM, thậm chí còn hơn tới 2 lần đăng quang. Nếu không tính TP.HCM, chị cũng bỏ xa thành tích 10 HCV mà 22 tỉnh, thành, ngành khác cộng lại.

Do mọi người đều luôn đặt ở Viên một sự kỳ vọng quá lớn và lấy đích quốc tế làm chuẩn, nên kỳ tích của chị ở sân chơi quốc nội lần này có thể bị đánh giá thua thiệt. Cũng khó có thể khác, bởi Viên quá xuất sắc, quá vượt trội so với làng bơi Việt Nam.

Untitled-1 copy

“Cày” huy chương: Bình thường hay bất thường?

Dù muốn hay không cũng phải thừa nhận, màn trình diễn tại giải VĐQG tiếp tục cho thấy sự suy giảm về thể lực, sa sút về phong độ của Ánh Viên, gắn với câu chuyện “cày” huy chương tối đa có thể. Nó đã được minh chứng không chỉ ở các thông số của Viên đều kém xa mức tốt nhất của mình, mà còn ở thất bại trực tiếp ở 3 cự ly ngắn trước Ngọc Quỳnh và Phương Trâm.

Quan trọng hơn chính là việc Viên không nên, không cần, thậm chí phần nào đó không được dự tranh những cuộc đấu kiểu như giải VĐQG, nhất là trong tình trạng bản thân cũng đang “quá tải” và còn rất nhiều mục tiêu tập huấn, thi đấu lớn hơn ở phía trước. Đó mới là điều giới chuyên môn cùng NHM đặt ra, chứ không phải thực tế Viên đạt  thông số chuyên môn thấp tại giải.

Cũng không thể lấy chuyện mỗi một giải đấu với Viên giống một buổi tập luyện, hay làm nóng để phủ nhận những ảnh hưởng tiêu cực đến thể lực, phong độ, kế hoạch của Viên. Chỉ riêng các chuyến di chuyển liên tục trong thời gian ngắn vừa qua cũng đủ biết Viên đã phải “hành xác” như thế nào.

Có vẻ như các nhà quản lý, huấn luyện của Ánh Viên đang quá tự tin vào cách làm, cũng như chính cô học trò, sau những bước thăng tiến thần kỳ và khả năng vượt lên, thích ứng rất đặc biệt của kình ngư này.
Đến giờ, mọi người cũng chỉ biết tin tưởng và mong muốn Ánh Viên sẽ không “hề hấn” gì qua 1 năm huy hoàng mà cũng gian khó nhất trong sự nghiệp, kết thúc với kỷ lục vô tiền khoáng hậu tại giải VĐQG.

Và kết quả tại Olympic 2016 – đấu trường chỉ còn đúng 10 tháng nữa sẽ diễn ra, nơi Ánh Viên vẫn chưa lọt vào tới Top 8 ở bất cứ nội dung nào –  sẽ là câu trả lời chính xác nhất.

Phúc Tường

Bộ sưu tập 16 HCV (15 nội dung cá nhân, 1 nội dung tiếp sức), 4 HCB của Ánh Viên tại giải VĐQG 2015 thực sự đã quá “khủng” song vẫn còn thua chiến tích 18 HCV (17 cá nhân, 1 tiếp sức) của chính mình ở Đại hội TDTT toàn quốc 2014. Khi đó, thậm chí Viên đã đoạt trọn vẹn cả 17 HCV cá nhân.

“Tôi xin nói rằng, Ánh Viên đã đạt tới 2 “đỉnh cao” trong năm là SEA Games 28 với 8 HCV, 8 kỷ lục Đại hội và lọt vào tới Top 10 giải VĐTG. Không thể đòi hỏi Viên lúc nào cũng đạt phong độ cao, thông số thành tích giải sau cao hơn giải trước, vì nếu như thế, em đã vô địch thế giới rồi. Trong quy trình đào tạo của một kình ngư, có nhiều chu kỳ, phương pháp, mục đích khác nhau, mà việc dự tranh những cuộc đấu như giải VĐQG cũng chính là việc tập luyện, nâng cao hay bổ khuyết trình độ chuyên môn bằng việc thi đấu cọ xát. Tôi xin khẳng định Ánh Viên sẽ đạt tới trạng thái sung sung nhất tại Olympic 2016”.

HLV Đặng Anh Tuấn

“Các nhà quản lý huấn luyện có những cái lý của mình trong việc đưa Ánh Viên tham dự rất nhiều giải khác nhau, với mật độ có thể nói là tăng đột biến kể từ sau SEA Games 28. Thế nhưng, theo cá nhân tôi, Ánh Viên không nên dự những cuộc đấu như giải VĐQG, hay kể cả giải trẻ châu Á. Như tôi đã từng đề cập, Ánh Viên đang ở trong thời kỳ phải tích lũy và tăng tốc đặc biệt để tạo ra một cuộc “vượt ngưỡng” mới. Không thể nói chị không ảnh hưởng gì về thể lực hay kế hoạch với những chuyến di chuyển thi đấu theo kiểu như thế. Đúng là tuần nào ở Mỹ, Viên cũng phải thi đấu và việc cọ xát cũng là một phương thức luyện tập, song đâu có nghĩa nhất thiết phải dự các cuộc đấu như giải VĐQG 2015”.

Chuyên gia Ngô Chí Thành (Nguyên Trưởng bộ môn Thể thao Dưới nước, HLV trưởng ĐTQG)

 

Ở nội dung 50m tự do nữ, Phương Trâm chạm đích với thời gian 26″37, phá kỷ lục cũ của Ánh Viên (26″70), xuất sắc đoạt huy chương vàng. “Tiểu tiên cá” Ánh Viên chỉ cán đích thứ 2 với thời gian 26″72, kém kỷ lục cũ của chính mình.

12088134_994573527299879_9165025914290533573_n

Ở nội dung 50m ngửa nam, Duy Khôi cán đích đầu tiên với thời gian 26″47.

12122453_995411697216062_8788996704861233213_n
Phương Trâm trên đường bơi 50m tự do

Ở nội dung 200m bướm nữ, Ánh Viên về nhất với thời gian 2’13″79, Phương Trâm về nhì, mất 2’18″84.

Nội dung 400m hỗn hợp nữ, Ánh Viên  tiếp tục thống trị đường đua với 4’48″73, Phương Trâm về nhì với 5’01″63.

11139978_995411793882719_2971181625118316048_n

Nội dung 200m tự do nam, Quý Phước về đích đầu tiên với 1’50″33

Nội dung 200m tự do nữ, Ánh Viên cán đích với mốc 2’02″07, Phương Trâm tiếp tục về nhì

Thể thao 24h tiếp tục cập nhật…

TRẦN KHÁNH

12 tháng & 8 giải đấu

Không có một kình ngư nào ở đẳng cấp thể giới lại thi đấu nhiều giải, và đáng nói hơn lại đủ các loại giải như Ánh Viên. Nếu tính từ ASIAD 2014, cuộc đấu mà kình ngư 19 tuổi quê Cần Thơ chính thức vươn ra đỉnh cao quốc tế với 2 tấm HCĐ, chỉ trong đúng 1 năm chị đã phải “cày ải” tới 8 giải. Trong đó có nhiều giải, với đẳng cấp của mình, Viên không cần và không nên dự tranh, như Đại hội TDTT toàn quốc 2014 hay giải trẻ châu Á 2015. Cả 8 giải này, Viên đã luôn phải căng sức tranh tài với số nội dung tối đa nhất có thể. Như Đại hội TDTT toàn quốc 2014, chị dự tranh tới 18 nội dung hay giải trẻ châu Á 2015 cũng lên tới 12 nội dung.

Ánh Viên: Quá tải & Chín ép

Vô cùng tệ hại bởi Ánh Viên đã phải vắt kiệt sức đúng trong thời kỳ đang tăng tốc và tích lũy cho sự phát triển. Suốt cả một năm, chị bị cuốn vào một guồng quay của những cuộc di chuyển và thi đấu liên tiếp, đến mức gần như không có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục.

Như một hậu quả khó tránh, chị đã rơi vào tình trạng quá tải với thể lực ngày càng suy kiệt. Trên thực tế, Viên chỉ có một “điểm rơi” phong độ duy nhất tại SEA Games 28 (giành 8 HCV, phá 8 kỷ lục Đại hội) còn lại đều thua xa khả năng. Rõ nhất ở Đại hội Thể thao Quân sự thế giới vừa kết thúc, tất cả các nội dung, chị đều đạt thành tích thua kém rất xa đẳng cấp của mình.

Lo cho đích ngắm Olympic 2016

Hiện tại, Ánh Viên bước ngay vào một cuộc đấu hoàn toàn vô bổ với mình – giải VĐQG khởi tranh hôm qua (11/10) tại Đà Nẵng. Có thể, Ánh Viên sẽ có một màn trình diễn như dạo chơi vẫn quá đủ để “gặt’ mười mấy HCV. Chỉ có điều, thành tích “khủng” này với chị cũng không giải quyết được gì.

Trong khi đó, đáng ra Ánh Viên đang phải ở Mỹ, đặt mình ở một quy trình đào tạo chuyên biệt nhắm tới đích Olympic 2016 với quyết tâm tranh chấp 1 tấm huy chương, hay chí ít cũng lọt vào Top 8 một vài nội dung sở trường. Tài năng đặc biệt xứ Tây Đô đã chắc chắn giành quyền dự tranh Olympic trên đất Brazil song rất ít cơ hội vươn cao nếu tiếp tục đắm mình trong cách nghĩ cách làm đặc thù kiểu Việt Nam, gắn với căn bệnh thành tích trước mắt.

Cần phải nhắc lại, thành quả cao nhất của Ánh Viên mới là đứng thứ 10 đường bơi 400m hỗn hợp ở giải VĐTG, còn lại đều đang đứng ngoài Top 15. Độ tuổi 19 của Ánh Viên cũng không còn sớm, nếu không muốn nói là bắt đầu chậm trễ cho các mục tiêu quốc tế tầm cao. Quỹ thời gian cho Olympic 2016 cũng chỉ còn khoảng 8 tháng. Nguy cơ lãng phí một tài năng xuất chúng của cả một nền thể thao lại đang hiển hiện, mà ngay từ bây giờ có thể khẳng định khó có thể kịp lấy lại phong độ cho Olympic 2016.

Ở đây, hoàn toàn không có lỗi ở Ánh Viên, mà là trách nhiệm của ngành thể thao cùng đơn vị chủ quản đã đẩy “con độc” của bơi Việt Nam vào tình thế chín ép. Tưởng như là ngoại lệ nhưng ngay cả một Ánh Viên phi phàm cũng không thoát nổi vòng tròn luẩn quẩn của TTVN.

Hà Thảo

Ánh Viên: Quá tải & Chín ép

“Mọi chỉ số cùng sự phát triển của Ánh Viên vẫn đang đúng lộ trình và nằm trong kiểm soát của chúng tôi. Nhiều cuộc đấu với Viên thực sự chỉ giống như một cuộc cọ xát, rèn luyện cần thiết. Dù không thể khẳng định được gì trước nhưng tôi đảm bảo Ánh Viên sẽ đột phá tại Olympic 2016. Tin tôi đi, chỉ 1 hay 2 năm tới, Ánh Viên sẽ hoàn toàn khác”.
                                                                                                                                            HLV Đặng Anh Tuấn

Ánh Viên đang phải vượt quá sức mình

Nguyễn Hồng Minh

“Quá trình tập huấn chuyên nghiệp của Viên tại Mỹ chưa đầy 4 năm, trong khi đối với một VĐV tầm Olympic thường mất 8 – 10 năm. Chỉ trong một thời gian ngắn, Ánh Viên đã đạt thành tích như hiện tại quả thật quá đáng nể. Tuy nhiên, ngay từ SEA Games 28, tôi đã từng cảnh báo đừng nên ép chín Ánh Viên chỉ vì những thành tích tạm thời trước mắt, nếu nhìn thấy sự cố gắng của cô ấy. Và bây giờ, điều đó đã bắt đầu xảy ra. Chúng ta đang gây áp lực, buộc Viên phải vượt quá sức mình từ quá sớm, có thể vô tình làm hỏng chứ không phải giúp cô ấy phát triển một cách tự nhiên, phát huy cao nhất tài năng đặc biệt của mình”.

Nguyễn Hồng Minh (Nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao Thành tích cao, Trưởng đoàn TTVN)

Kỳ tích “gặt” 34 HCV trong 12 tháng

Sau Đại hội Thể thao Quân sự thế giới, siêu kình ngư Ánh Viên đã có 12 tháng huy hoàng bậc nhất trong sự nghiệp của mình, đồng thời tạo nên một kỷ lục độc nhất vô nhị của TTVN khi giành tới 50 huy chương các loại, trong đó có 34 HCV.

Tại Đại hội TDTT toàn quốc 2014, Ánh Viên đã trở thành gương mặt giành nhiều huy chương và HCV nhiều nhất ở một cuộc đấu quốc nội với 20 huy chương, gồm 18 HCV và 2 HCB. Ở SEA Games 28, Ánh Viên là người đoạt nhiều huy chương cá nhân nhất trong một kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á với 8 HCV, 1 HCB và 1 HCĐ, chưa kể còn kèm theo kỳ tích phá nhiều kỷ lục cá nhân nhất lịch sử với 8 lần vượt qua các cột mốc.

Ánh Viên cũng là kình ngư Việt Nam đầu tiên đoạt huy chương ASIAD (2 HCĐ), có huy chương Đại hội Thể thao Quân sự thế giới (1 HCV, 1 HCB và 1 HCĐ), giành HCV giải trẻ châu Á (7 lần bước lên ngôi cao nhất).

Đại hội Thể thao Quân sự thế giới 2015: Ánh Viên chỉ có thêm 1 HCĐ 200m ngửa

Trong ngày cuối trên đất Hàn Quốc, Ánh Viên dự tranh 2 nội dung 200m tự do và 400m tự do. Cả hai đường bơi này đều tổ chức đấu chung kết trực tiếp mà không qua vòng loại do có ít VĐV tham dự. Dù thi đấu đầy quyết tâm và nỗ lực, tuyển thủ quê Cần Thơ chỉ giành thêm 1 tấm HCĐ trên đường bơi 200m tự do, với 2’ 17” 40. Thông số này kém xa kỷ lục 2’ 14” 12 mà Viên tạo lập được tại SEA Games 28. Ở đường bơi 400m tự do, Viên đứng hạng 4 với 4’ 14” 34. Nó cũng thua quá nhiều kỷ lục 4’ 06” 88 của chính chị ở SEA Games 28.

Tin thể thao trong nước ngày 11/10

Kết thúc giải, Ánh Viên đã đoạt 1 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ. Trước đó, chị đã được đôn lên nhận HCB nội dung 800m tự do thay vì HCĐ khi BTC phát hiện đấu thủ xếp thứ 2 Dong Fuwei (Trung Quốc) phạm quy trong cuộc đấu chung kết. Chiến tích xuất sắc của Viên đã giúp Việt Nam lần đầu lọt vào Top 30 của cuộc đấu tầm cỡ thế giới tổ chức 4 năm 1 lần. Ngay tối qua, Ánh Viên đã rời Hàn Quốc về nước để tham dự giải VĐQG khởi tranh vào hôm nay (11/10) tại Đà Nẵng.

Ngoài 1 bộ huy chương đủ Vàng, Bạc, Đồng của Viên, Việt Nam còn giành 1 HCĐ sáng giá khác tại Đại hội ở môn bóng chuyền nữ. Thầy trò HLV Phạm Văn Long đã đánh bại Venezuela với tỷ số 3-0 trong trận tranh hạng Ba.

Giải điền kinh VĐQG 2015: Nguyễn Thị Oanh “gặt” liền 4 HCV

Sau 2 ngày thi đấu, tài năng trẻ đang lên của điền kinh Hà Hội là Nguyễn Thị Oanh đã tỏ ra vô đối trước các đối thủ khi giành đến 4 HCV, trong đó có 2 HCV cá nhân 400m rào nữ, 100m và 2 HCV tiếp sức 4x200m, 4x400m.

Tin thể thao trong nước ngày 11/10

Ở giải năm nay, Nguyễn Thị Oanh còn thi đấu thêm 3 nội dung khác. Với sự vắng mặt đáng tiếc của 2 đối thủ lớn là Nguyễn Thị Huyền do chấn thương vào phút cuối và Quách Thị Lan đang tập huấn ở Mỹ, Nguyễn Thị Oanh gần như sẽ “gặt” thêm những HCV tiếp theo. Hiện tại, VĐV đa năng nhất này đã chuyển hướng tập trung cho các cự ly ngắn 100m và 200m, với mục tiêu phấn đấu thay thế cho “nữ hoàng tốc độ” Vũ Thị Hương đã giải nghệ.

Điền kinh Hà Nội đang vượt lên dẫn đầu với 9 HCV, trong khi chủ nhà TP.HCM vẫn chưa giành được HCV.

Sỹ Minh – Văn Nhân

Giải golf nữ quốc gia nghiệp dư mở rộng 2015: Cựu tuyển thủ điền kinh Vân Anh lần thứ 4 dự tranh

Cựu tuyển thủ điền kinh – vợ của HLV bóng đá nổi tiếng Steve Darby – Nguyễn Thị Vân Anh sẽ lập nên một kỷ lục đặc biệt tại giải golf nữ quốc gia nghiệp dư mở rộng 2015 khi là golf thủ duy nhất dự tranh đủ cả 4 giải, kể từ khi cuộc đấu này được tách riêng từ năm 2012. Vân Anh sẽ có cuộc đối đầu thú vị với đối thủ kém mình tới 16 tuổi, cũng đang là đương kim VĐQG Nguyễn Thảo My.

Tin thể thao trong nước ngày 07/10

Có tổng số 120 golf thủ sẽ tranh tài trong 3 ngày từ 30/10 tới 01/11 tại Đà Lạt, theo 3 bảng: Bảng VĐQG (dành riêng cho VĐV Việt Nam), bảng dành cho người nước ngoài và bảng dành cho đối tượng Trung niên.

50 golf thủ tranh 5 vé tới Thổ Nhĩ Kỳ

Kết thúc vòng loại khu vực phía Bắc, có 25 golf thủ đã được tuyển chọn để cùng với 25 golf thủ phía Nam tham dự cuộc đấu chung kết của “Giải golf vô địch thế giới TP Bank” vào ngày 24/10 tới tại sân Đại Lải (Vĩnh Phúc). 50 tay golf sẽ thi đấu để xác định 5 suất giành quyền tới Thổ Nhĩ Kỳ dự tranh VCK “World Amateur Golfers Championship” từ 28/11 đến 05/12/2015.

Đại hội Thể thao Quân sự thế giới 2015: Ánh Viên chỉ thi đấu 6 nội dung

Thay vì 11 nội dung như đăng ký sơ bộ, kình ngư số 1 Việt Nam sẽ chỉ tranh tài 6 nội dung tại giải đấu cao nhất của thể thao Quân sự thế giới trên đất Hàn Quốc. Cụ thể, 6 nội dung mà Viên sẽ dự tranh với mục tiêu tranh chấp huy chương, kể cả HCV gồm: 200m tự do, 400m tự do, 800m tự do, 200m bướm, 200m hỗn hợp và 200m ngửa. Sự điều chỉnh này không chỉ giúp Đại úy 19 tuổi Nguyễn Thị Ánh Viên có thể tập trung cao độ cho những cự ly sở trường, mà còn xuất phát từ tương quan lực lượng vào phút chót.

Tin thể thao trong nước ngày 07/10

Theo thống kê sơ bộ, môn bơi tập hợp rất nhiều hảo thủ tầm cỡ quốc tế, một số kình ngư còn có đẳng cấp cao hơn Ánh Viên. Tại Đại hội vừa khởi tranh, đoàn thể thao QĐND Việt Nam cử một đội hình 35 tuyển thủ của 6 môn bơi, boxing, bóng chuyền, taekwondo, judo và bóng chuyền nữ.

S.M

Ánh Viên “gặt” 7 HCV giải trẻ châu Á

Trong 2 ngày đấu cuối, kình ngư 19 tuổi này tiếp tục chứng tỏ sự vô đối ở lứa tuổi U.18 khi dễ dàng giành thêm 4 tấm HCV ở các cự ly 100m tự do, 50m ngửa, 400m hỗn hợp và 1.500m tự do.

cot1

Đây đã là lần đăng quang thứ 7 của Ánh Viên tại giải. Thực tế, thông số chuyên môn của tuyển thủ người Cần Thơ tại giải không cao, do thiếu sự cạnh tranh cần thiết, và bản thân chỉ coi nó như một đợt cọ xát bổ ích. Ngay sau giải, Ánh Viên di chuyển thẳng sang Hàn Quốc để dự tranh Đại hội Thể thao Quân sự thế giới.

ĐTVN đã có tổng cộng 13 HCV, xuất sắc đứng thứ 3 toàn đoàn – một chiến tích ngoài mong đợi. Tại giải lần trước cách đây 4 năm, bơi Việt Nam khi đó đã có Ánh Viên nhưng không giành được HCV.

Tiến Minh lên hạng 34 thế giới

Nhờ ngôi vô địch tại Sydney International Challenger, tay vợt số 1 Việt Nam vừa tăng liền 4 hạng, lên đứng thứ 34 trên BXH đơn nam thế giới. Thành quả này minh chứng sự lựa chọn phù hợp của Tiến Minh khi chấp nhận bỏ những cuộc đấu đỉnh cao quen thuộc như Super Series để dự tranh các giải vừa tầm. Mục tiêu quan trọng nhất của Minh là giữ được một vị trí trong Top 40, hay tối thiểu Top 50- điều kiện đảm bảo một suất chính thức tới Olympic 2016.

Tin thể thao trong nước ngày 05/10

Ở BXH mới nhất của nữ, Vũ Thị Trang lại tụt thêm 1 bậc, xuống thứ 56. Nếu không có bước bứt phá trong thời gian tới, hy vọng lần đầu giành quyền tham dự Olympic của Trang có thể sớm chấm dứt.

Giải chạy báo Hà Nội Mới Vì Hòa bình lần thứ 42: Thanh Hóa “độc chiếm” đường chạy nam

Tại giải đấu truyền thống diễn ra sáng qua (04/10), các gương mặt trẻ đến từ xứ Thanh đã gây ấn tượng đặc biệt khi hoàn toàn áp đảo đường chạy nam khối mở rộng. Trong đó, họ đã giành cả hai vị trí nhất nhì ở giải cá nhân, với Bùi Đình Dương và Lê Trung Đức, đồng thời đoạt luôn ngôi đầu đồng đội. Trong khi đó, nhờ xếp thứ nhì đồng đội nam và đứng đầu đồng đội nữ, Bộ đội Biên Phòng đoạt giải toàn đoàn khối mở rộng.

Tin thể thao trong nước ngày 05/10

Kết thúc cuộc đấu sôi nổi và chất lượng của trên 1.300 VĐV, trong đó có hơn 350 VĐV người nước ngoài, báo Hà Nội Mới – đơn vị chủ giải – đã ủng hộ vào Quỹ Vì người nghèo TP Hà Nội 50 triệu đồng.

S.M

Ngọc Hoa sang Thái đấu thuê mùa thứ 3

Đội trưởng ĐTQG bóng chuyền nữ Nguyễn Thị Ngọc Hoa đã lên đường sang Thái bị cho giải VĐQG Thái Lan 2015/16 khởi tranh vào ngày 10/10 tới.

Tổng hợp tin thể thao trong nước ngày 02/10

Đây sẽ là mùa thứ 3 liên tiếp ngôi sao của CLB Bình Điền Long An đấu thuê trên đất Thái, cũng là mùa thứ 2 trong màu áo của Bangkok Glass. Đội bóng ĐKVĐ Thái Lan Bangkok Glass của chị vừa đoạt cả ngôi đầu giải CLB châu Á và vẫn được đánh giá là ứng viên sáng giá nhất cho vị trí số 1. Đến cuối tháng này, Hoa sẽ trở về để cùng Bình Điền Long An thi đấu vòng 2 giải VĐQG Việt Nam diễn ra từ 14 đến 21/11, trước khi tiếp tục quay lại Thái.

Nếu không có bất ngờ vào phút chót, Kim Huệ sẽ là đại diện thứ 2 của bóng chuyền Việt Nam tại giải VĐQG Thái Lan lần này. Và theo lịch thi đấu, có thể hai người đồng đội thân thiết ở ĐTQG ngày nào sẽ có cuộc đối đầu thú vị khi Bangkok Glass của Hoa chạm trán Danish Nongrua của Huệ.

Ánh Viên “công phá” giải trẻ châu lục

Tại giải trẻ châu Á do Thái Lan đăng cai tranh tài từ hôm qua (01/10), kình ngư số 1 Việt Nam đang hướng tới mục tiêu tranh chấp một số HCV ở các nội dung sở trường. Ở lần dự tranh trước cách đây 4 năm, thành tích cao nhất của Viên mới chỉ là HCB.

Tổng hợp tin thể thao trong nước ngày 02/10

Tuy nhiên, với đẳng cấp hiện tại, tuyển thủ 19 tuổi quê Cần Thơ được giới chuyên môn dự báo sẽ đủ sức làm mưa làm gió đường bơi xanh dành cho lứa tuổi U.18. Ngay sau giải, Viên sẽ bay thẳng tới Hàn Quốc tham dự Đại hội Thể thao quân sự thế giới, nơi tuyển thủ là Đại úy quân đội cũng gánh vác chỉ tiêu giành HCV.

1.300 VĐV dự VCK giải chạy Báo Hà Nội Mới

VCK của giải đấu thường niên lần thứ 41 này sẽ diễn ra vào sáng 04/10 tới tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) với sự tham dự của trên 1.300 VĐV thuộc 81 đơn vị. Trong đó, riêng nội dung nâng cao có 180 VĐV của 13 đội tuyển các tỉnh, thành, ngành dự tranh. Đáng chú ý, giải còn thu hút 300 VĐV nước ngoài là cán bộ, nhân viên của 20 Đại sứ quán, tổ chức quốc tế, cùng những người đang học tập, làm việc tại Hà Nội tham gia chạy và ký cờ hòa bình. Cuộc đấu sẽ được tường thuật trực tiếp trên kênh VTV6.

S.M

Đại hội Liên đoàn Bóng rổ vn khóa VI: Doanh nhân Nguyễn Bảo Hoàng là tân Chủ tịch

Tại Đại hội được tổ chức vào hôm qua (27/09), Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam đã bầu Ban Chấp hành cho khóa VI (2015-2019) gồm 27 Ủy viên, cùng một đội ngũ lãnh đạo với 1 Chủ tịch và 7 Phó Chủ tịch. Trong đó, doanh nhân Nguyễn Hoàng Bảo, TGĐ Quỹ Đầu tư IDG Ventures Vietnam, Chủ tịch Học viện Thể thao Sài Gòn (SSA), nhà đầu tư của đội bóng rổ chuyên nghiệp đầu tiên Saigon Heat, sẽ là Chủ tịch. Ông Bảo cũng đang đồng sở hữu CLB Los Angeles FC dự kiến tranh tài ở giải bóng đá nhà nghề Mỹ từ năm 2017. Liên đoàn cũng có Tổng thư ký mới là Giám đốc Trung tâm Huấn luyện Thể thao QG TP.HCM, Đặng Hà Việt.

Tổng hợp tin thể thao trong nước ngày 28/09

Phát biểu sau khi được bầu làm Chủ tịch, ông Nguyễn Bảo Hoàng khẳng định mục tiêu đưa bóng rổ thành môn thể thao Olympic số 2 tại Việt Nam, chỉ sau bóng đá nam. Ngoài việc thúc đẩy mạnh mẽ phong trào bóng rổ đang ngày càng nở rộ, Liên đoàn sẽ tập trung đầu tư nâng tầm giải VĐQG về mọi mặt, hình thành các mô hình đào tạo, thi đấu chuyên nghiệp.

Ánh Viên trở lại giải bơi VĐQG sau 2 năm

Sau 2 năm vắng mặt vì bận tập huấn tại Mỹ, siêu kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên sẽ trở lại giải bơi VĐQG 2015 do Đà Nẵng đăng cai vào đầu tháng 10. Đây được coi là một cuộc tranh thủ tập dượt của Viên nhằm chuẩn bị cho hàng loạt giải đấu ở khu vực châu Á, nổi bật với một số tour của Cúp thế giới, giải trẻ châu Á.

Tổng hợp tin thể thao trong nước ngày 28/09

Với sự tái xuất của Viên, giải VĐQG lần này sẽ giống Đại hội TDTT toàn quốc 2014 khi một mình Ánh Viên giành tới 18 HCV (17 cá nhân, 1 đồng đội), phá 14 kỷ lục QG. Ngoài sức hút đặc biệt từ Ánh Viên, giới chuyên môn và NHM cũng rất chờ đợi cuộc bứt phá của kình ngư 14 tuổi Nguyễn Diệp Phương Trâm.

Cựu binh Thành Trung vô địch giải quần vợt FLC

Tay vợt 34 tuổi Hoàng Thành Trung đã bước lên ngôi cao nhất tại giải FLC tại Thanh Hóa khi đánh bại tuyển thủ QG Trần Hoàng Anh Khoa sau 2 set (6/3 và 6/4). Trung và Khoa nhận Cúp và phần thưởng tương ứng là 30 và 20 triệu đồng.

Tổng hợp tin thể thao trong nước ngày 28/09

Giải đấu mang tính xã hội hóa lần đầu tiên được tổ chức này có sự tham dự của 6 tay vợt hàng đầu Việt Nam, là Đỗ Minh Quân, Trịnh Linh Giang, Hoàng Thành Trung, Trần Hoàng Anh Khoa, Nguyễn Đắc Tiến cùng 1 tay vợt đến từ Nhật Bản, Hiroki Horikiri. Điểm nhấn của giải còn là việc lắp đặt một sân tennis nổi trên mặt nước, nơi tổ chức trận đấu đặc biệt giữa cựu binh 31 tuổi đang giữ kỷ lục 10 lần vô địch đơn nam QG Đỗ Minh Quân với nhà Tân vô địch QG Phạm Minh Tuấn.

S.M

Giải tennis VĐQG thiếu cả Đài Trang

Tổng hợp tin thể thao trong nước 18/09

Vì các lý do khác nhau, giải đấu quốc nội đỉnh cao của tennis Việt Nam khởi tranh từ hôm qua (17/09) tại Cung điền kinh trong nhà Hà Nội đã thiếu 2 tay vợt nam hay nhất là Lý Hoàng Nam và Nguyễn Hoàng Thiên. Vào giờ chót, đến lượt tay nữ số 1 Huỳnh Phương Đài Trang cũng không kịp về nước tranh tài do không thể thu xếp được lịch học văn hóa tại Mỹ.

Với sự vắng mặt của cả 3 hảo thủ hàng đầu, chất lượng chuyên môn, tính cạnh tranh và hấp dẫn của giải đã bị ảnh hưởng đáng kể. Có tổng số 105 tay vợt đến từ 10 đơn vị dự tranh 5 nội dung của giải. Trong đó,Thái Nguyên lần đầu góp mặt với 1 đại diện duy nhất.

Ánh Viên dự ĐH thể thao quân sự thế giới

Tổng hợp tin thể thao trong nước 18/09

Ngoài hàng loạt các cuộc đấu quốc tế trong kế hoạch của ngành thể thao, siêu kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên sẽ dự tranh một giải đấu mang tính đặc thù là Đại hội thể thao quân sự thế giới. Tuyển thủ là Đại úy Quân đội này sẽ tham dự Đại hội khai mạc từ ngày 02/10 tới tại Hàn Quốc trong màu áo của ĐT bơi QĐND Việt Nam. Do môn bơi tập hợp rất nhiều kình ngư xuất sắc của quân đội các nước nên đây cũng được coi là một cơ hội cọ xát tốt cho Ánh Viên, với mục tiêu tranh chấp huy chương ở một số nội dung sở trường.

World Cup cờ vua 2015: Quang Liêm hòa số 7 thế giới Wesley So

Tài năng cờ vua Việt Nam đã có bước khởi đầu thuận lợi ở vòng 3 khi cầm hòa đối thủ quen thuộc đang xếp hạng 9 thế giới Wesley So (Phillippines) ván lượt đi diễn ra hôm qua, ngày 17/09. Cầm quân đen, Quang Liêm đã chủ động tạo nên một thế trận thiên về phòng ngự với sự chặt chẽ, chắc chắn cao độ, cùng khả năng xoay chuyển linh hoạt. Dù đối thủ đang có hệ số elo 2.773 đã nỗ lực phô diễn hết sức tấn công đa dạng của mình song vẫn không thể tạo nên khác biệt. Có thời điểm Wesley So còn suýt “sập bẫy” của Quang Liêm. Đến nước thứ 49, cả 2 kỳ thủ đã chấp nhận kết quả hòa.

Hôm nay (18/09), Quang Liêm và Wesley So sẽ thi đấu ván lượt về, với những thuận lợi nhất định được dành cho tuyển thủ Việt Nam khi được cầm quân trắng.

S.M

Giải Trẻ Mỹ mở rộng 2015: Hoàng Nam thua tiếp vòng 1 đôi nam

Giải Grand Slam trẻ trên đất Mỹ đã trở thành một cơn ác mộng thực sự với Lý Hoàng Nam khi tiếp tục thất bại ở ngay vòng 1 đôi nam, nội dung mà tuyển thủ của “lò” Becamex Bình Dương cùng người đấu cặp Akira Satillan (Nhật Bản) được xếp hạt giống số 4.

Giải Trẻ Mỹ mở rộng 2015: Hoàng Nam thua tiếp vòng 1 đôi nam Đối đầu với 2 tay vợt bị đánh giá thấp hơn nhiều Tim Sandkaulen (Đức) – Mate Valkusz (Hungary), đôi của Hoàng Nam đã nhập cuộc với tâm lý đè nặng cùng khả năng kết hợp hạn chế. Họ đã liên tục mắc lỗi, trong đó có tới 7 lần mắc lỗi giao bóng kép, để thua chóng vánh set 1 với cách biệt 1-6. Bước sang set 2, Nam và Akira đã chơi quyết tâm, tập trung và phối hợp tốt hơn hẳn, bẻ được một game giao bóng của đối thủ, rồi vượt lên thắng 6-4.

Tỷ số hòa 1-1 đã đưa cuộc đấu vào set thứ 3 quyết định theo thể thức tie-break. Và sau một cuộc rượt đuổi gay cấn, đôi của Nam đã không chứng tỏ được bản lĩnh, sự chính xác trong thời điểm quyết định, để Sandkaulen và Vallkus bứt lên thắng 12/10.

Thất bại 1-2 này của đôi Hoàng Nam – Akira đã bộc lộ sự chuẩn bị trực tiếp không tốt, rõ nhất về sự phối hợp. Riêng Nam, việc bị loại ngay từ vòng 1 của cả 2 nội dung đơn và đơn nam cũng cho thấy anh không có được tình trạng thể lực và tâm lý tốt cho giải Grand Slam trẻ cuối cùng trong năm. Sau giải Trẻ Mỹ mở rộng, Nam sẽ về nước tham dự giải ATP Challenger do Việt Nam đăng cai tại CLB Lan Anh (TP.HCM). Theo thông tin mới nhất, đơn vị chủ quản Bình Dương đã xin rút Nam khỏi giải VĐQG khởi tranh từ 15/09 tới ở Cung Điền kinh trong nhà Hà Nội.

Ánh Viên “tranh thủ” tập huấn tại Nhật Bản

Từ đề xuất của HLV Đặng Anh Tuấn, Hiệp hội Thể thao dưới nước VN đã liên hệ để kình ngư số 1 Nguyễn Thị Ánh Viên có chuyến tập huấn ngắn hạn tại Nhật Bản vào cuối năm nay.

Giải Trẻ Mỹ mở rộng 2015: Hoàng Nam thua tiếp vòng 1 đôi nam Ngoài lý do thuận tiện cho nhiều giải đấu của Viên vào dịp đó diễn ra tại châu Á, nó còn giúp cô có sự thay đổi môi trường tập luyện cần thiết, cũng như tiếp cận với công nghệ đào tạo hiện đại của Nhật Bản. Nếu không có gì thay đổi, Viên sẽ tập luyện tại CLB Renaissance trong khoảng 2 tháng, với chi phí chỉ bằng 1/3 tại Mỹ. Tổng kinh phí ngành thể thao và đơn vị chủ quản Quân đội đầu tư cho Viên trong năm 2015 khoảng 4 tỷ đồng.

S.M

Ánh Viên cũng thể hiện rõ quyết tâm ngay từ bước xuất phát, lập tức bứt lên dẫn đầu trong suốt 100m bơi bướm, trước khi bị nhà VĐTG Katinka Hosszu (Hungary) vượt qua. Đến 100m bơi ếch, Ánh Viên nỗ lực để duy trì vị trí thứ 2 với khoảng cách 2 thân người so với đối thủ phía sau. Dù bị Lara Grangeon (Pháp) tăng tốc bám đuổi quyết liệt ở 100m bơi tự do quyết định, Ánh Viên có màn tăng tốc ngoạn mục, cán đích thứ 2 chung cuộc với thông số 4’40”79. Thành tích của Viên thua xa Katinka (4’36”25) song cũng cách biệt rõ rệt Grangeon (4’41”54).

abc copy

So với giải VĐTG trước đó mà Viên đứng hạng 10 với 4’38’’78, kết quả 4’40”79 lần này thua 2 giây. Song điều quan trọng nhất, cô gái Cần Thơ đã mang về tấm HCB đầu tiên cho bơi Việt Nam tại một giải đấu cấp thế giới. Và xét trong bối cảnh, sau giải VĐTG, các đấu thủ dự tranh (kể cả kỷ lục gia Katinka) đều thua xa chính mình, Ánh Viên chính là người có mức ổn định cao nhất.

S.M

Cách Top 8 chỉ 0,58 giây

Đúng như dự báo, 400m hỗn hợp là đường bơi tuyển thủ đất Tây Đô phát huy được tốt nhất sức bền, sự dẻo dai của mình. Cộng với quyết tâm và nỗ lực cao độ, cùng tình trạng thể lực đảm bảo sau 5 ngày nghỉ, Ánh Viên đã có một màn trình diễn đỉnh cao. Thi đấu ở vòng loại thứ 3 gồm 10 đấu thủ, Viên thậm chí luôn có mặt trong 4 tay bơi dẫn đầu trước khi cán đích thứ 5.

Với thông số 4’38’’78, Viên xếp hạng 10/35, vẫn chưa thể giành quyền vào tranh chung kết. Tuy nhiên, đó đã là thứ hạng, thành tích chuyên môn lịch sử của chính Viên, cũng như cả bơi Việt Nam. Nó không chỉ vượt xa mức kỷ lục 4’39’’65 từng giúp Viên đoạt HCĐ ASIAD 2014 mà còn ngang ngửa với mức HCB của kỳ Á vận hội này (4’38’’63).

VĐTG 2015: Ánh Viên đạt mức HCB ASIAD

Đáng tiếc khi Viên chỉ cách đối thủ đứng thứ 8 Grangeon (Pháp) đúng 0,58 giây – một khoảng cách rất nhỏ với đường bơi 400m. Càng đáng nói hơn vì kình ngư 19 tuổi chỉ có một cơ hội duy nhất, khi nội dung này không có thêm vòng bán kết.

400m hỗn hợp là “mũi nhọn” tầm thế giới

Những gì Ánh Viên thể hiện trong cả một quá trình dài liên tục ở 400m hỗn hợp, kể từ SEA Games 2009 cho đến giải VĐTG, đã chứng tỏ rằng đây là mũi nhọn số 1 cho hy vọng tranh chấp 1 tấm HCV ASIAD, và trong tương lai là huy chương thế giới, Olympic.

Nếu được đầu tư chuyên biệt cho 400m hỗn hợp cùng với một vài cự ly sở trường khác thay vì dàn trải, có lẽ Ánh Viên đã chinh phục thành công Top 8, bám sát nhóm dẫn đầu ngay tại giải VĐTG lần này. Chưa kể, việc phải đấu cả chục nội dung tại SEA Games 28 cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến quy trình chặt chẽ, thể lực và phong độ của kình ngư 19 tuổi này.

Ngoài việc chỉ kém đối thủ thứ 8 đúng 0,58 giây, Ánh Viên cũng không bị nhóm 3 kình ngư dẫn đầu vòng loại 400m hỗn hợp bỏ xa. Đơn cử VĐV Emily Overholt (Canada) đứng thứ 3 cũng chỉ đạt mức 4’35’’86.
Ngoài ra, Ánh Viên còn nhiều tiềm năng phát triển khi mới được tập trung đầu tư trong khoảng 3 năm, và tạm gọi là “theo chuẩn quốc tế” song chưa có sự chuyên biệt và chuyên môn hóa giống các kình ngư hàng đầu. Nếu cải thiện tốt kỹ năng xuất phát, quay vòng và nâng cao thành tích bơi ếch, Ánh Viên sẽ đủ sức lọt vào Top 8 Olympic 2016, tranh HCV ASIAD và huy chương thế giới 2018.

HÀ THẢO

Phần thi 400m hỗn hợp đã chứng minh Ánh Viên chưa thể phấn đấu 1 tấm huy chương ở giải VĐTG 2015 và Olympic 2016. Xét trên các yếu tố và điều kiện, tôi cho rằng coi như Ánh Viên đã lọt vào tới Top 8 đường bơi mạnh nhất, triển vọng nhất này của mình. Bài học rút ra  chính là việc phải sớm đầu tư chuyên biệt để tạo cho Ánh Viên một vài nội dung “mũi nhọn”, trong đó 400m hỗn hợp phải là ưu tiên số 1”. – Ngô Chí Thành (Nguyên Trưởng bộ môn Thể thao Dưới nước, HLV trưởng ĐTQG)

Hạng 15 đã là một cột mốc
Có thể thầy trò Nguyễn Thị Ánh Viên chưa hài lòng với thành tích trên đường bơi 200m hỗn hợp song rõ ràng thành tích đứng thứ 15 thế giới cũng đã là một cột mốc mới của bơi Việt Nam. Bởi trước đây, bơi chỉ có đại diện nhờ suất đặc cách và luôn đứng nhóm cuối ngay từ vòng loại. Với Ánh Viên, lần đầu tiên Việt Nam có một kình ngư dự tranh bằng “cửa chính”, lọt vào tới vòng bán kết rồi xếp thứ 15. Việc đứng thứ 15 trong số 39 kình ngư mạnh nhất thế giới ở một nội dung truyền thống và vô cùng khó khăn như thế là thành tích rất đáng nể. Theo xếp hạng mới nhất của Liên đoàn bơi quốc tế (FINA), Viên cũng chỉ đang đứng 29 thế giới.

Ánh Viên khởi đầu giải vô địch thế giới với vị trí thứ 15: “Đỉnh” thế giới còn rất xa

Cả 2 lần xuống nước ở vòng loại và bán kết, tuyển thủ quê Cần Thơ đều “bơi” ra 2 kỷ lục so với thành tích tại SEA Games 28, với thông số được rút ngắn tới 24% giây. Viên cũng có lý do để nuối tiếc vì thành tích 2 phút 13 giây 29 hãy còn kém nhiều so với cột mốc cao nhất VĐV này từng vươn tới, 2 phút 12 giây 66. Tuy nhiên, rất khó để đòi hỏi khi mà Viên phải thi đấu trước áp lực, bên cạnh các hảo thủ hàng đầu thế giới.

Chưa thể mơ huy chương
Có lẽ màn trình diễn với 2 kỷ lục SEA Games liên tiếp của Ánh Viên đã cho thấy rõ kỳ tích giành 8 HCV kèm theo 8 kỷ lục ở sân chơi khu vực chưa nói lên nhiều điều. Và đấu trường thế giới mới là thước đo chuẩn xác nhất, nơi đẳng cấp thực sự của Viên mới đang ở nhóm 2 và ở các nội dung mạnh nhất cũng chỉ nằm trong Top 15, Top 20 hay cao nhất là Top 10.

Mục tiêu phấn đấu có huy chương ngay tại giải này với Viên xem ra là không thể. Đơn giản vì khoảng cách giữa Viên với nhóm dẫn đầu còn xa vời vợi. Ngay đường bơi 200m hỗn hợp, giả dụ có tái lập được thành tích 2 phút 12 giây 66, Viên vẫn chỉ đứng thứ 14. Người xếp cuối trong 8 VĐV lọt vào chung kết cũng đã đạt 2 phút 11 giây 39.

Với mặt bằng chung đối thủ quá mạnh cùng tính chất cạnh tranh khốc liệt, có thể khẳng định, tình thế của Viên cũng khó khác gì nhiều ở 400m hỗn hợp – nội dung số 1.

Có lẽ Ánh Viên cần thêm ít nhất 1 năm nữa, cụ thể là tại Olympic 2016 cho hy vọng một tấm huy chương tầm thế giới. Tất nhiên, điều kiện tiên quyết đặt ra là quy trình tập huấn đặc biệt trên đất Mỹ của Viên cần phải chuyên biệt hơn nữa, trong đó khối lượng vận động, hiện được lượng hóa bằng khoảng 3500 km mỗi năm cần tiếp tục đẩy lên cao.

Phúc Tường

Viên đang tập như thế nào tại Mỹ?
Trên đất Mỹ, Ánh Viên đang tập luyện theo một chương trình ổn định gồm 9 đến 12 buổi mỗi tuần, 1-2 buổi tập mỗi ngày, với 1,5 -3,0 giờ mỗi buổi, 20-30 giờ mỗi tuần. Tổng khối lượng bơi tổng cộng hàng tuần của Viên từ 35 – 70km. Tùy theo các mục tiêu và giai đoạn, nó sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Viên đã giành 3 chuẩn A Olympic, và gần như chắc chắn sẽ có thêm 1 chuẩn A nữa để có thể được tranh tài nhiều nội dung tại Olympic 2016.

Có thể vào Top 8 nội dung 400m hỗn hợp
Dù khó song theo đánh giá, Ánh Viên có thể phấn đấu lọt vào chung kết đường bơi 400m hỗn hợp. Đây là đường bơi đủ dài để cô có thể phát huy tối đa sức bền, sự dẻo dai của mình. Trong luyện tập, Viên cũng đã bơi ổn định ở mức Top 8 nội dung này ở giải VĐTG lần trước.

“Chỉ 10 năm trước, khi chúng tôi còn làm thì chuyện Việt Nam có một kình ngư đứng thứ 15 thế giới như Viên là điều không dám nghĩ tới. Viên đã và đang tạo nên những điều phi thường cho bơi Việt Nam. Tôi nghĩ Viên hoàn toàn có thể sớm chinh phục các thứ hạng cao thế giới, như lọt vào chung kết một số nội dung thế mạnh. Với hy vọng phấn đấu có huy chương, dù có thể song tôi cho rằng cực khó, đòi hỏi Viên phải có một cuộc vượt “ngưỡng” mới. Thực tế, qua theo dõi Viên thi đấu nội dung 200m hỗn hợp đã thấy rõ những thách thức lớn đặt ra, từ hạn chế cơ bản về hình thể, sức mạnh, kỹ thuật xuất phát và quay vòng. Trong khi đó, mặt bằng chung trình độ của môn bơi thế giới ngày càng được nâng cao”.
Ngô Chí Thành – Nguyên Trưởng bộ môn thể thao dưới nước, HLV trưởng ĐTQG

“Tôi không thực sự hài lòng về kết quả của Viên ở 200m hỗn hợp. Nó khá thấp so với mục tiêu thầy trò tôi đặt ra. Có lẽ Viên đã gặp đôi chút khó khăn về tâm lý. Tôi đã quyết định Viên sẽ bỏ qua 2 nội dung 400m tự do và 200m ngửa để tập trung cho 200m tự do và 400m hỗn hợp. Chưa thể nói trước được gì song tôi tin rằng màn trình diễn của Viên sẽ rất khác, nhất là 400m hỗn hợp”.
Đặng Anh Tuấn, HLV ĐTQG