Đoàn Minh Xương

“Trận đấu ngày mai sẽ diễn ra rất hấp dẫn và kịch tính bởi cả 2 đội đều muốn có được chiến thắng. Thế nên, 2 đội sẽ cố gắng triển khai được lối chơi và tôi dự đoán kết quả trận đấu sẽ hòa”, chuyên gia Đoàn Minh Xương nhận định.

Lý giải về lối chơi của 2 đội trong trận đấu ngày mai, ông Xương phân tích rằng: “ĐTVN sẽ chơi tấn công nhưng dựa trên nền tảng là hàng thủ phải kiên cố. Chúng ta tấn công nhưng không thể để thủng lưới trước đối thủ”.

Anh Doan Minh Xuong1

“Cái khó của ĐTVN là không thể chơi áp đặt trận đấu như Thái Lan. Thế nên chúng ta chỉ có thể chọn tấn công tùy theo thời điểm của trận đấu. Trong khi đó, Thái Lan có lực lượng mạnh, đồng đều nên họ sẽ cố gắng điều khiển trận đấu theo cách chơi riêng. Dẫu vậy, họ sẽ không dám tấn công áp đặt vì sợ lối chơi phòng ngự phản công của ĐTVN, sau những gì thầy trò Miura đã thể hiện xuất sắc trước Iraq”.

Theo đó, ông Xương cho rằng trận đấu ngày mai thì ĐTVN sẽ nhận được sự cổ vũ rất lớn của khán giả do hiệu ứng từ trận đấu với Iraq. Thế nhưng, các cầu thủ cần giữ được cái đầu lạnh trước sức nóng trên khán đài để thi đấu tốt trước Thái Lan.

Một trong những niềm hy vọng lớn nhất mà chuyên gia Đoàn Minh Xương đặt kỳ vọng trước Thái Lan là hàng tiền vệ chứ không phải bất kỳ cá nhân nào khác. Lý giải cho điều này thì ông Xương cho rằng Thái Lan là đối thủ mạnh, có lối chơi đa dạng nên hàng tiền vệ của ĐTVN cần phải chơi xuất sắc và bình tĩnh ở mức cao nhất.

VĂN NHÂN (ghi)

“Khó khăn đầu tiên là về điều kiện sân bãi. Hiện tại, TP.HCM chỉ có 20% số trường tham gia chương trình bóng đá học đường có thể đáp ứng được về điều kiện sân bãi. Khó khăn thứ hai là không phải thầy giáo nào cũng có kiến thức về bóng đá để dạy cho các em. Thế nên, hằng năm thì Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM luôn quan tâm đến điều kiện sân bãi. Bên cạnh đó, chúng tôi tổ chức tập huấn cho các thầy về kiến thức bóng đá.

Vì sao bóng đá Việt Nam thua kém Thái Lan?
Ông Đoàn Minh Xương và đội Nguyễn Thị Định tại vòng loại Festival bóng đá học đường Yamaha 2015.

Hiện tại, Việt Nam muốn phát triển bóng đá học đường thì cần đòi hỏi chiến lược cấp quốc gia. Theo đó, Liên đoàn bóng đá Việt Nam phải có đề án phát triển bóng đá học đường trên toàn quốc. Hiện tại, các nước trên thế giới đều dựa vào thể thao học đường xây dựng nền tảng…”,  ông Xương chia sẻ.

Thực tế, Việt Nam chưa có một đề án cụ thể là nguyên nhân bóng đá học đường không thể phát triển. Và ví dụ thiết thực về sự phát triển bóng đá học đường tại TP.HCM là trường Nguyễn Thị Định, nơi vừa có 3 tài năng trẻ lọt vào đợt tuyển chọn quy mô lớn của Học viện bóng đá NutiFood HA.GL Arsenal JMG. Cũng cần biết thêm, TP.HCM đang là nơi thí điểm đầu tiên trên cả nước về bóng đá học đường.

Theo chia sẻ của ông Đoàn Minh Xương, sau 2 năm thực hiện chương trình bóng đá học đường, các phụ huynh rất ủng hộ để phát triển sân chơi này. Bởi bóng đá học đường không chỉ đơn thuần giúp BĐVN phát hiện những tài năng sáng giá mà còn giúp các em được vừa học vừa chơi, nhằm phát triển cả thể chất và nhân cách sống, tinh thần làm việc tập thể…

VĂN NHÂN

Chủ tịch Liên đoàn bóng đá TP.HCM (HFF) Trần Anh Tú: “Mô hình bóng đá học đường mà TP.HCM đang làm thực chất là áp dụng từ Thái Lan, từ chính những lần tôi công tác tại đây và tìm hiểu cách họ làm bóng đá. So với các nước trong khu vực, Thái Lan làm rất tốt bóng đá học đường. Điều này xuất phát từ việc họ nhận được sự hỗ trợ của nhiều phía, như FIFA, Chính phủ Thái Lan mà cụ thể là cơ quan giáo dục. Do được FIFA hỗ trợ nên họ có chương trình, kế hoạch bài bản. Trong khi với cơ quan giáo dục, chương trình này được hỗ trợ một cách tối đa. Điều này thì ở Việt Nam rất khó, khi không được hỗ trợ bởi Sở Giáo dục & Đào tạo, với những thủ tục rườm rà. Và khi mới bắt tay vào làm chương trình này ở TP.HCM, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, vì cơ sở vật chất thiếu thốn”.

Ngọc Uyên (ghi)

Bóng đá Thái Lan: Chắc chắn ngay từ nền móng

“Đã từ lâu rồi, V.League thiếu sức cạnh tranh. Rất nhiều đội bóng sau khi đã hoàn thành xong mục tiêu thì bất cần, không xem khán giả ra gì.
Đó là lý do tại sao, những vòng đấu cuối ở V.League xuất hiện những trận đấu bất thường, với những kết quả mà tôi chỉ có thể tạm gọi bằng cụm từ “bóng đá tình cảm”.

Chuyên gia Đoàn Minh Xương: “VFF có dám và muốn?”HA.GL trải qua 21 vòng đấu chỉ có được 14 điểm và phải đối mặt với nguy cơ rớt hạng. Thế nhưng sau khi thay tướng, qua 3 vòng đấu có được 9 điểm để rồi được sống lại và có đến 99% cơ hội trụ hạng. Như có phép màu vậy.

Ở trận đấu mới đây, Hà Nội.T&T là đội bóng đang có được phong độ tốt, thắng như chẻ tre và tràn đầy cơ hội cạnh tranh vị trí Á quân. Khi đang có được thế trận tốt và có 2 bàn sớm, không hiểu sao họ chùng xuống để cho HA.GL ngược dòng khó tin đến như thế.

Hay XSKT.Cần Thơ, đội bóng suốt lượt đi thi đấu nhợt nhạt, không có dấu ấn và để thua đến 8 trận và rồi phải “trảm HLV nhưng lượt về chỉ cần thay “tướng” là ngay lập tức có được liên tiếp các chiến thắng. Trong 23 điểm sau vòng 24 thì có tới 13 điểm, XSKT.Cần Thơ giành được ở giai đoạn 2.

Thật sự, đây giống như một căn bệnh nan y, rất khó chữa bởi vì vấn đề cốt lõi nằm ở thượng tầng. Phải có một cuộc hội nghị giống như “Hội nghị Diên Hồng” của bóng đá, cần một cuộc cách mạng để tạo ra sự thay đổi. Vấn đề ở đây, là những vị lãnh đạo của VFF có muốn và dám thay đổi hay không…”, chuyên gia Đoàn Minh Xương chia sẻ.

TIỂU PHONG

HA.GL: Tài thật, tài đến thế là cùng!

“Đây sẽ là trận cầu hết sức quyết liệt. Một trận chung kết trong cuộc chiến trụ hạng của cả hai đội. Tôi nghĩ HA.GL sẽ gặp rất nhiều khó khăn, dù họ mới giành chiến thắng 3-1 trước SLNA”, chuyên gia Đoàn Minh Xương nói về “trận chung kết ngược” giữa Đồng Nai và HA.GL.

Anh Doan Minh Xuong1

Không chỉ đưa ra những nhận xét về lực lượng hiện có của 2 đội, chuyên gia Đoàn Minh Xương còn cho rằng: “Hàng công của 2 đội đều chơi không tốt như nhau. Trong thế Đồng Nai có 2 cửa để chọn, có thể hòa hoặc thắng vì họ hơn đối thủ về chỉ số phụ. Thế nên Đồng Nai sẽ chơi kín kẽ về phòng thủ và tôi nghĩ trận đấu này sẽ diễn ra với kết quả hòa. Có thể là hòa 1-1”.

Theo đó, chuyên gia Đoàn Minh Xương còn cho biết HA.GL đã thay tướng nên sẽ có một bộ mặt khác. Thế nên đây là điều khiến những sự toan tính của Đồng Nai có thể phải thay đổi.

Trong trận đấu với Đồng Nai, HA.GL sẽ không có sự phục vụ của Công Phượng do nhận đủ 3 thẻ vàng. Trong khi đó, Đồng Nai có lực lượng gần như là mạnh nhất, với những trụ cột đã dưỡng sức trong trận thua trước B.Bình Dương.

Trong 4 trận đấu gần nhất trên sân nhà thì Đồng Nai đều bất bại. Họ đá bại QNK.Quảng Nam 3-1, hòa 1-1 trước SLNA, hòa 0-0 trước Hà Nội T&T và thắng tưng bừng 5-2 trước FLC Thanh Hóa. Thế nên đội bóng của HLV Trần Bình Sự có đủ niềm tin để giành chiến thắng trước một HA.GL chưa có nổi 1 điểm trên sân khách.

VĂN NHÂN

Gặt hái được nhiều thành công trong thời gian qua. Thế nhưng cả PVF và Học viện HA.GL Arsenal JMG lại thành công bằng những cách làm hoàn toàn khác nhau. Trò chuyện với Thể Thao 24h, chuyên gia bóng đá Đoàn Minh Xương, người có nhiều năm làm công tác đào tạo trẻ và đang phụ trách mảng bóng đá học đường của TP.HCM, có những phân tích về công thức thành công của 2 trung tâm đào tạo trẻ hiện đang gây được tiếng vang trong thời gian qua.

bbb

Để có thể đào tạo ra một cầu thủ trẻ tài năng, đủ sức để thi đấu chuyên nghiệp thì phải trải qua một quá trình gồm 4 giai đoạn: huấn luyện kỹ năng, huấn luyện nâng cao, cọ xát và trưởng thành. Cả 2 mô hình đào tạo của Học viện HA.GL Arsenal JMG và PVF chỉ mới hoàn thành giai đoạn thứ 3 là cọ xát. Và cả 2 đều thu được những thành công ban đầu. Thế nhưng về cách làm, cách sử dụng thì 2 mô hình lại khác nhau hoàn toàn.

HA.GL đi theo mô hình học viện của JMG và tiêu chí của JMG toàn cầu là đào tạo cầu thủ ra để bán. Quy trình tuyển chọn đào tạo của JMG chỉ chú trọng đến đào tạo cá nhân, nhưng lại không đi sâu vào đào tạo chuyên môn hóa vị trí. Vậy nên khi kết thúc chương trình đào tạo 7 năm, cầu thủ từ lò JMG sẽ có được một nền tảng kỹ thuật rất điêu luyện, tư duy chơi bóng hiện đại và một phong cách chơi bóng đẹp mắt. Đây chính là thế mạnh của mô hình JMG.

Tuy vậy, JMG vẫn có mặt hạn chế, mà ở đây chính là việc không chú trọng và đi sâu vào huấn luyện chuyên môn hóa vị trí. Thậm chí, JMG không tập trung vào huấn luyện đội hình, chiến thuật cũng như cách tổ chức đội bóng. Sau 7 năm được đào tạo bài bản, khi tốt nghiệp cầu thủ sẽ không định hình rõ ràng vị trí thi đấu. Bởi vì JMG đào tạo cầu thủ để bán, sau khi được về một CLB tự thân các cầu thủ phải từng bước thích nghi với đặc điểm cũng như cách chơi để tồn tại. Đó là lý lo tại sao chúng ta thấy Công Phượng đa năng, đá cả tiền đạo, tiền vệ trung tâm.

Thế nhưng đối với PVF lại hoàn toàn khác, các HLV đã xây dựng cho các em một nền tảng vững chắc. Khi xem các đội trẻ PVF thi đấu, chúng ta có thể nhận thấy tính tổ chức rất tốt. Tất cả các vị trí trên sân đều phát huy hết khả năng của mình. Bởi vì PVF tập trung vào đào tạo chuyên môn hóa vị trí. Đó cũng là lý do tại sao đội ngũ HLV của PVF lại đa dạng và đông đảo như vậy.

Từ 11 đến 14 tuổi, các HLV ở PVF cũng sẽ tập trung vào 2 giai đoạn huấn luyện cơ bản là kỹ năng và nâng cao. Nhưng bước qua tuổi 15, khi bước vào giai đoạn cọ xát, các em sẽ được tập trung vào đào tạo chuyên sâu và đặc biệt là chuyên môn hóa vị trí sớm. Xin dẫn chứng, ở vị trí thủ môn thì các HLV thủ môn như Văn Hạnh, Văn Phụng đảm nhiệm. Ở vị trí hậu vệ thì Mạnh Cường, Nguyên Chương sẽ dìu dắt và hướng dẫn. Hàng tiền vệ thì có Hoàng Bửu, Hữu Đang, Liêm Thanh bồi dưỡng, trong khi trên hàng tiền đạo thì Minh Chiến, Việt Thắng, Ngọc Thanh sẽ phụ trách.

Mỗi vị trí đều có một HLV chuyên biệt hướng dẫn và đảm nhiệm, trang bị cho các em những kỹ năng cần thiết và phù hợp với từng vị trí cụ thể trên sân. Chính vì làm được điều này nên chúng ta có thể thấy lối chơi của các cầu thủ trẻ của PVF được định hình rõ ràng, có sự kết hợp nhịp nhàng giữa các tuyến trên sân. Thầy hay thì mới có trò giỏi, sự đa dạng ở các vị trí HLV chính là điều khác biệt của PVF so với các trung tâm đào tạo trẻ khác trên khắp cả nước. Và việc họ thành công trong thời gian qua cũng là điều dễ hiểu.

Chuyên gia bóng đá Đoàn Minh Xương

“Mặc dù các em rất tài năng nhưng nền tảng chỉ mới đạt ở cấp đào tạo trẻ. Trong khi đó, chiến trường V.League lại rất khốc liệt so với tuổi các em. Sau giai đoạn lượt đi chơi không tốt thì HA.GL đã thấy được những hạn chế để cố gắng thay đổi trong giai đoạn lượt về. Thế nhưng khâu chuẩn bị về ngoại binh không tốt lẫn việc thiếu các cầu thủ có kinh nghiệm để dẫn dắt nên thành tích không đáp ứng được yêu cầu đề ra”, chuyên gia bóng đá Đoàn Minh Xương lý giải vì sao HA.GL chơi kém cỏi.

Chuyên gia bóng đá Đoàn Minh Xương: Tiếc...

“Với tình cảnh phía trước gặp nhiều đối thủ mạnh và chuỗi 11 trận không biết chiến thắng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, sự phát triển của các cầu thủ HA.GL. Bản thân tôi là một người làm chuyên môn thì thấy thực sự quá đáng tiếc cho HA.GL với lứa cầu thủ rất có tài năng này. Được đào tạo bài bản và có kỹ thuật tốt nhưng lại đưa lên V.League quá sớm so với trình độ phát triển.

Về cơ hội trụ hạng của đội bóng này, tôi nghĩ HA.GL vẫn còn vì chặng đường còn lại rất dài, với 10 vòng đấu nữa. Đặc biệt, họ còn gặp những đối thủ cạnh tranh trực tiếp như XSKT.Cần Thơ, Đồng Tháp và Đồng Nai. Nếu các em thể hiện được bản thân để giành chiến thắng trước những đối thủ này thì cơ hội trụ hạng sẽ rất rõ ràng.

Tôi nghĩ trước khi bước vào những trận đấu quan trọng với các đối thủ trên, HA.GL cần chấn chỉnh lại phong độ thi đấu. Trong bối cảnh này, nếu các em tiếp tục để thua trước những đối mạnh ở phía trước thì tâm lý càng bị đè nặng, dễ bị tổn thương và gặp nhiều bất lợi trong những trận đấu quyết định cho cuộc chiến trụ hạng”.

VĂN NHÂN (ghi)

“Giải đấu năm nay rất thành công và tôi nghĩ cần được nhân rộng hơn thay vì chỉ có 16 đội, để tổ chức được dài ngày nhằm giúp các em có sân chơi bổ ích”, chuyên gia bóng đá Đoàn Minh Xương – người đang phụ trách mảng bóng đá học đường của LĐBĐ TP.HCM – bày tỏ nuối tiếc trong ngày bế mạc.

Doan Minh Xuong

Chuyên gia Đoàn Minh Xương.

“Vai trò của bóng đá học đường cùng công tác đào tạo trẻ là nền tảng căn bản để phát triển. Bóng đá học đường đã từng là bệ phóng cho rất nhiều tài năng lớn của BĐVN, điển hình như những tiền đạo xuất sắc của ĐTVN bây giờ là Lê Công Vinh và Nguyễn Hải Anh đều đi lên từ bóng đá học đường.

Ở các những quốc gia bóng đá phát triển, bóng đá học đường đều được đầu tư, chú trọng phát triển. Có một ví dụ thực tế mà ai cũng thấy, ĐTVN thường đá giao hữu với Sinh viên Hàn Quốc và trình độ không hề chênh lệch. Đó là lý do vì sao chúng ta cần phát triển bóng đá học đường để trang bị kỹ năng sống, nuôi dưỡng đam mê từ nhỏ cho các em nhằm tìm kiếm được những tài năng bóng đá xuất sắc.

Trên hết, nếu các em không thể trở thành cầu thủ chuyên nghiệp trong tương lai thì quá trình tập luyện cũng mang lại rất nhiều lợi ích, giá trị khác. Đó là nơi để thoả mãn đam mê, tính kỷ luật và sự đoàn kết, do bóng đá là môn thể thao tập thể. Ngoài ra, các em sẽ được rèn luyện sức khỏe để học tập, phát triển về nhân cách, tri thức và thể hình.

Hiện nay, bóng đá học đường của TP.HCM đã hình thành hệ thống thi đấu nhưng chưa thể phát triển mạnh. Lý do bị hạn chế về sân bãi, kinh phí, giáo viên của các trường không am hiểu nhiều về bóng đá. Đây là thiệt thòi cho các em, khi đam mê và nhu cầu của trẻ em với bóng đá là điều cả xã hội biết.

Tôi biết nhiều phụ huynh mong muốn các con em được vừa học vừa chơi thể thao lành mạnh nhằm phát triển về tri thức lẫn sức khỏe. Thế nên, hy vọng trong tương lai thì bóng đá học đường sẽ phát triển vững mạnh để các em được vui chơi bổ ích và góp phần phát triển bóng đá nước nhà”.

Hiện tại, TP.HCM có hơn 80 trường đưa bóng đá vào trường học với số lượng hơn 4.000 học sinh thường xuyên tham gia tập luyện.

VĂN NHÂN (ghi)