HLV Lê Thụy Hải

Cái dở đầu tiên, đó là tâm thế của ĐTVN. Ông Miura xác định phải thắng Thái Lan và nhìn thái độ, quyết tâm của cầu thủ thì nhìn ngay ra cái sai. Chúng ta không chấp nhận thực tế là thua trình Thái Lan. Chúng ta cay cú, để trạng thái cay mũi chi phối và xông bừa lên. Chúng ta nỗ lực, quyết tâm và nôn nóng, vội vàng rồi hốt hoảng, rơi vào tình trạng bất lực, mất tự tin và mất kiểm soát bản thân.

Ông Miura và học trò không thừa nhận thực tế đối thủ hơn mình một tầm và không xác định được cách chơi hợp lý cho mình. Thế nên dễ dàng bị người Thái cho vào bài. Họ chủ động đá hỏng, ném bóng và dành đất, nhường sân cho ĐTVN lao lên tấn công để rồi hở sườn khi các pha lên bóng không gây áp lực, nguy hiểm và họ kết thúc trận đấu như tính toán. Họ cao tay và cao hơn về trình độ trong khi ông Miura lại không kiểm soát được tình hình, đó là vấn đề mấu chốt.

ĐTVN chuẩn bị VL World Cup 2018: “Chơi chiêu”

Tiến Thành được xếp đá trung vệ lệch trái dù chân trái chỉ để… đi. Hai biên sẽ lao lên khi ĐTVN thua, kiểu gì cũng hở và bị khoét vào, cái đó ai cũng nhìn thấy. Thế nhưng nhìn thấy thua vẫn thua, đó là điều cay đắng, nhất là khi cái thua đó được Thái Lan lên kịch bản trước.

Bực, cay và cả xấu hổ nữa, khi chúng ta thua bàn thứ hai. Cảm giác chung khi trận đấu kết thúc, tôi thấy ấm ức. Không ai làm giống như ông Miura cả, luôn gây bất ngờ với cách lựa chọn đội hình, chiến thuật và cách thua. Bóng đá không ai làm như ông ấy, mỗi trận dùng một đội hình, khi cầu thủ Việt Nam chưa hay, toàn diện hay đặc biệt để có thể đáp ứng được yêu cầu khó lý giải của HLV. Trình độ của ĐTVN chưa thể thích đá với đội hình, chiến thuật nào cũng được. Dù vậy, ông Miura lại vẫn làm điều mình thích. Đó là điều vô lý và không thể hiểu nổi.

Quá nhiều điều vô lý ở một trận thua mà ĐTVN không biết mình là ai, cần và phải làm gì, như thế nào. Vô lý nhất, một lần nữa ông Miura lại mang đến bất ngờ bằng cách thua không giống ai của mình…

Việt Nam 0-3 Thái Lan (Vòng loại World Cup 2018): Cúi đầu

– Thể thao 24h: Điều ông ấn tượng nhất với V.League 2015 là gì?

HLV Lê Thụy Hải: Điều gây ấn tượng nhất với tối chính là giải đấu chỉ có 14 đội tham dự nhưng bị ngắt quãng tới 4 lần. Đây là điều tối kỵ trong bóng đá chuyên nghiệp nhưng không hiểu, BTC giải vẫn để như thế. Đúng là ĐTQG tập trung, V.League phải ưu tiên nhưng lịch thi đấu và các giải đấu ĐTQG tham dự đã có sẵn từ 2-3 năm trước, BTC giải hoàn toàn có thể tính toán tốt hơn như vậy.

“Làm thế, làm gì có tiếng nói”

Mùa giải bị xé lẻ ra rất nhiều lần, dẫn đến rất nhiều bất lợi cho các CLB. Thiệt hại về tài chính, chất lượng chuyên môn của giải đấu bị ảnh hưởng, cầu thủ mất phong độ, lãnh đạo và BHL thì đau đầu tìm giải pháp khắc phục. V.League 2015 không thành công về mặt chuyên môn nhưng tôi vẫn ấn tượng về B.Bình Dương. Kế đến là S.Khánh Hòa BVN, một tân binh nhưng đã chơi rất hay, khi thắng hàng loạt đội bóng lớn và kết thúc ở vị trí thứ 5.

Thêm vấn đề nữa mà tôi thấy nực cười, hoặc cũng có thể gọi là ấn tượng. Đội bóng vô địch V.League và đội chơi ấn tượng nhất S.Khánh Hòa BVN lại không phải là đội có HLV trưởng xuất sắc nhất.

– Nhiều người nói mùa giải năm nay V.League đã mất giá thê thảm trong mắt NHM, với hàng loạt các trận đấu “có mùi”. Ông thấy thế nào?

Thực tế dùng từ “mất giá” thì hơi quá, bởi trong 15 năm chuyên nghiệp V.League có giá đâu mà mất? Còn nói về mùa giải này có rất nhiều trận đấu mà tôi phải đặt câu hỏi, vì có những đội không đáng thua lại thua, không xứng đáng thắng lại thắng. Cứ trận này qua trận khác, bất thường và lạ thường khiến NHM phản ứng, rồi quay lưng với chính CLB của mình.

– Công tác trọng tài cũng là một trong những vấn đề nhức nhối ở mùa giải nhưng dưới con mắt của các nhà quản lý, điều hành, họ đã hoàn thành nhiệm vụ.

Tổng kết V.League 2015 (Kỳ cuối): “Làm thế, làm gì có tiếng nói”
HLV Lê Thụy Hải.

Chính công tác trọng tài không tốt đã dẫn đến những vấn đề nổi cộm của cả mùa. Họ yếu kém đến mức không tin vào chính mình để đi thuê trọng tài ngoại về bắt. Rất nhiều những trận đấu trọng tài đã không hoàn thành nhiệm vụ, dẫn đến những vấn nạn mà dư luận cho là bạo lực sân cỏ. Vậy nên với công tác trọng tài, tôi phải dùng từ rất yếu kém.

– Đồng Nai xuống hạng và HA.GL trụ hạng, cả mùa giải chỉ cần 3 trận đấu để sống. Ông thấy lạ không?

Tôi cho rằng Đồng Nai xuống hạng là xứng đáng, họ đã thua trực tiếp đối thủ của mình nên không thể đổ lỗi cho ai. Còn kịch bản cho những vòng đấu cuối, tôi nghĩ cái này chắc không có, vì nếu cần thoát hay một điều kỳ diệu, họ đã phải họp bàn với nhau ngay từ đầu mùa giải chứ không phải “nước đến chân mới nhảy”. Đối với HA.GL, việc cả mùa chỉ cần đá 3 trận là trụ hạng thì bình thường mà, cái này đâu phải lạ hay bất thường vì nó đã xảy ra ở BĐVN quá nhiều rồi

–  Phải chăng đây là vai trò của BTC giải và những nhà quản lý? Do bất lực? Hay năng lực có vấn đề?

Hoạt động trong bóng đá rất lâu năm, chưa mùa giải nào tôi thấy BTC lại yếu kém như năm nay. Từ VFF, VPF đến BTC giải đều không có tiếng, quản lý thì lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ. Công tác chuyên môn nhìn đâu cũng thấy “sạn”. Họ bỏ mặc các đội bóng, theo kiểu ông nào có tiền thì chơi, không có thì nghỉ. Nghĩa là không có sự chăm chút, quan tâm đến các thành viên – những nhân vật chính ở sân chơi này. Mối quan hệ giữa cầu thủ – HLV – lãnh đạo – BTC giải gần như không có. Tôi có cảm giác họ sợ phải đối mặt, vì tự nghi ngờ lẫn nhau rồi né tránh, kiểu như sợ… “lộ bài”.

Giải đấu có đầy rẫy những vấn đề, cầu thủ kêu, BHL kêu, lãnh đạo đội kêu và đặc biệt nhất chính là NHM phản ứng thì BTC giải ở đâu và đã làm được gì? Họ ngồi một chỗ rồi phán, trận đấu này sạch, bằng chứng đâu và làm gì có chứng cứ. Như thế có phải là yếu kém không? Hay là quá yếu kém? Đó là năng lực chuyên môn, bởi nhìn một trận đấu bất thường không quá khó.

– Vậy thì phải nói đến cả vai trò kiểm soát của VFF thưa ông?

VFF có khác gì VPF đâu, tôi không cần nói nữa vì nói quá nhiều rồi. Chỉ cần nhìn một vấn đề như thế này các bạn sẽ hiểu hết về VFF và cái cách họ quản ý, điều hành. ĐTQG thi đấu: Nếu thua thì cứ lôi cầu thủ, HLV trưởng ra để đổi lỗi và mắng chửi. Làm thế, làm gì còn tiếng nói nữa.

– Xin cảm ơn!

TRÚC AN (thực hiện)

“Việc phải thuê trọng tài người nước ngoài về điều hành đã cho thấy năng lực của trọng tài  nội yếu kém như thế nào. Họ không còn tin vào chính mình, thì làm sao đòi hỏi họ làm tốt được”.

“Giải đấu có đầy rẫy những vấn đề, cầu thủ kêu, BHL kêu, lãnh đạo đội kêu và đặc biệt nhất chính là NHM phản ứng thì BTC giải ở đâu và đã làm được gì?”.

HLV Nguyễn Thành Vinh: “Ý thức cầu thủ chưa chuyên nghiệp”

HLV Nguyễn Thành Vinh chia sẻ về ý thức thi đấu của các cầu thủ thiếu chuyên nghiệp và cho rằng V.League 2015 đã bị “loạn” ở giai đoạn cuối nên khiến cho khán giả mất niềm tin.

IMG_9420
HLV Nguyễn Thành Vinh.

“Năm nay thì các đội bóng thi đấu ở giai đoạn cuối có chuyện lùm xùm xin cho gì đấy. Thực ra, chuyện này năm nào cũng diễn ra ở V.League, dù giải mang tính chất chuyên nghiệp nhưng chưa chuyên nghiệp. Các cầu thủ và BLĐ các đội bóng có quan niệm: Khi đã trụ hạng và không có cơ hội lọt vào Top 3 thường lơi lỏng trong các trận đấu cuối. Thế nên họ không thi đấu tốt và giữ được động lực, tính cạnh tranh như giữa mùa bóng. Đó là lý do những vòng cuối luôn có những trận đấu gây bất ngờ và các đội bóng khát điểm được hưởng lợi.

Bảo HN.T&T “cho điểm” HA.GL là không đúng, khi họ cần chiến thắng để cạnh tranh vị trí cao. Chúng ta chỉ có suy nghĩ là các cầu thủ có cá độ gì không để làm ảnh hưởng đến kết quả trận đấu. BĐVN thì chuyện cá độ không nhiều. Thế nên chuyện họ giảm sút trong hiệp 2 chỉ có thể là do thái độ thi đấu của các cầu thủ. Trong khi đó, SLNA cũng khiến khán giả phản đối rất nhiều, khi đang thi đấu rất khởi sắc lại bất ngờ thua liên tiếp ở giai đoạn cuối. Thế nên phải xem xét ý thức của các cầu thủ trong những trận đấu cuối cùng là như thế nào? Ngoài ra, chuyện các cầu thủ ngoại cũng là một vấn đề nan giải…”

VĂN NHÂN (ghi)

HLV Lê Thụy Hải từng thẳng thắn nhìn nhận U.23 VN dưới thời HLV Miura ở SEA Games 28 gần như không tạo dấu ấn về mặt lối chơi. Nhận xét ấy của cựu GĐKT B.Bình Dương không hẳn là quá khắt khe, nếu nhìn nhận lối chơi của các đội U.23, Olympic hay ĐTQG dưới sự dẫn dắt của chiến lược gia người Nhật này.

Cái lý của ông Miura

Luôn xáo tung đội hình, có những sự thay đổi không ai ngờ tới, lấy sức mạnh cơ bắp, vốn sở đoản với thể hình của cầu thủ Việt, làm nền tảng, ông Miura khiến mọi thứ rối tung và khó đoán định. Dưới bàn tay của ông, mọi cầu thủ đều có thể trở thành nhân tố đa năng, có thể phát huy hết phẩm chất vốn có. Thế nên, dấu ấn về mặt chiến thuật rất nhạt.

Dẫu vậy, tất cả khiếm khuyết đó bị che mờ bởi HLV Miura vẫn đang làm rất tốt điều quan trọng trong bóng đá là thành tích. Trải qua các kỳ ASIAD 2014, vòng loại U.2 3 châu Á, AFF Cup 2014 hay SEA Games 28, nếu nhìn lại thì xét theo mục tiêu đề ra, các đội bóng của ông thầy người Nhật này đều đạt được, theo các cách khác nhau. Những kết quả đó đến được nhờ vào tính cách cẩn trọng, biết đặt mục tiêu vừa tầm cũng như sự tỉ mỉ, chăm chút đến từng chi tiết và thậm chí có phần khô cứng, bảo thủ với quan điểm “mục đích biện biên cho phương tiện”.

Toshiya Miura là một người Nhật và cách ông dẫn dắt ĐTVN rất đặc biệt. Đến thời điểm này, ông chưa thất bại nếu xét về thành tích đặt ra. Thế nên, có lý do để chờ đợi trận đấu mà ĐTVN “dễ mà khó” và có ý nghĩa quyết định tới mục tiêu giành tấm vé tham dự VCK Asian Cup mà ông Miura “đặt cược”.

HUY KHA

Van Gaal: Câu hỏi đầu tiên; “Tôi sẽ mua ai?”

Phóng viên: Mơ hồ quá, đề nghị cho một gợi ý.

Van Gaal: Không phải tiền đạo mà phóng viên các anh đề cập đến thời gian qua?

PV1: À, vậy là một tiền đạo. Hẳn là Thomas Mueller. Tôi không tin gã này thắng được Pep Guardiola trong cuộc cạnh tranh quyền lực ở Bayern.

PV2: Tôi nghĩ đó là Edinson Cavani. Laurent Blanc chẳng ưa gì tiền đạo người Uruguay, đá đã không bằng Ibrahimovic lại còn hay kêu ca.

PV3: Pedro mới là đáp án đúng. Anh ta đang muốn được ra sân nhiều hơn để có thể tham dự EURO 2016.
Van Gaal: Xin lỗi! Hình như có sự nhầm lẫn ở đây. Tôi không hề nói bản hợp đồng gây ngạc nhiên của tôi là một tiền đạo. Đấy là các anh tự chế ra đấy chứ. Ý của tôi khác mà.

PV1, 2, 3: Thế hóa ra ông chơi chữ với chúng tôi à? Ông có đạo đức của một HLV không thế? Cái trò quay quay rồi đoán này thật vớ vẩn. Giải tán đi!

Van Gaal: Các anh đồng ý nhảy vào cuộc chơi thì phải chấp nhận thôi. Xin hỏi quý anh đây, khi nhét chữ vào mồm tôi các anh có đặt đạo đức làm báo lên hàng đầu không? Tôi đố các anh bỏ chơi đấy. Các anh bỏ chơi thì bán báo kiểu gì.

Ống suy ngẫm: “Đạo đức? Tôi với anh đâu khác gì nhau”

Van Gaal là bậc thầy trong việc dẫn dắt các phóng viên và không nhiều người có khả năng như vậy.

Câu chuyện của Van Gaal làm tôi nghĩ đến chương trình “Góc khuất” của kênh Bóng đá TV với nhân vật chính là HLV Lê Thụy Hải, hay được gọi là Hải “lơ”. Trong chương trình, ông Hải “lơ” có nói về những tuyên bố gây sốc được cho là của ông trên mặt báo, mà hầu hết khiến ông hứng chịu gạch đá từ dư luận.

Theo vị HLV quê Hà Đông, rất nhiều các phát biểu trên báo của ông đều là sản phẩm tự chế của báo giới vì ông chỉ trả lời số ít phóng viên mà ông tin họ không bao giờ “nhét chữ” hay cố tình thay đổi ý muốn nói của ông.

Đó là cách phòng vệ của ông Hải “lơ” sau khi đánh mất niềm tin vào cái gọi là đạo đức làm báo. Nó khác hoàn toàn Van Gaal, thay vì thường xuyên trở thành nạn nhân của những tít báo, nội dung cuộc phỏng vấn bị cắt cúp cho mục đích gây sốc câu view, tăng lượng phát hành của những trang tin điện tử, báo giấy bị cho là nông trường trồng cải, ông biết hướng cuộc chơi theo ý mình.

Van Gaal thành công tại Man Utd hay không nằm ở thì tương lai, song một điều chắc chắn: ông đã để lại dấu ấn đậm nét tại Anh.

Q. Nguyên

“Tôi thấy họ đã dám thay đổi nhiều thứ mà trước đó không bao giờ làm được. HA.GL đã biết chơi phòng ngự, biết đưa bóng ra biên để kéo dài thời gian nhằm bảo toàn tỷ số, dám cất những cầu thủ quá tải ở ngoài và sử dụng ngoại binh ở tuyến tiền vệ là một điều đúng đắn để tăng sức mạnh khu trung tuyến. Họ đã thay đổi nhiều điều trong chiến thắng trước B.Bình Dương. Đó là một tín hiệu tích cực với đội bóng này.”, HLV Lê Thụy Hải nhận xét về những sự thay đổi của HA.GL trong chiến thắng 2-1 trước B.Bình Dương.

HLV Lê Thụy Hải:" HA.GL đã dám thay đổi"

“Thực ra, tôi đã nhận thấy HA.GL thay đổi từ trận đấu hòa với Hải Phòng nhưng bất ngờ là họ lại để thua liên tiếp trong những trận đấu sau đó. Tuy nhiên, ở trận đấu với B.Bình Dương có một điều đáng quý là các em đã cho thấy một sự tự tin rất lớn trong cách chơi bóng. Mặc dù trải qua nhiều trận không thắng nhưng các em dám cầm bóng để triển khai lối chơi. Điều ấy chứng tỏ các em có được sự chuẩn bị tâm lý rất tốt. Đây chính là sự trưởng thành của các em.

Nếu các em xuống hạng sẽ là một nỗi buồn lớn cho BĐVN sau thời gian thu hút được khán giả đến sân. Tôi vẫn giữ quan điểm là nếu HA.GL dám thay đổi thì họ sẽ trụ hạng thành công, mà chuyện thay đổi là điều nên làm và cần phải làm. Bây giờ các em dám thay đổi để có được chiến thắng trước một đội bóng mạnh, điều ấy sẽ giúp các em có niềm tin lớn trong những trận đấu phía trước vì không mấy đội bóng có thể đánh bại B.Bình Dương. Về chuyện B.Bình Dương thất bại là một bài học quý giá thôi, bóng đá thì không thể nói trước điều gì”, ông Hải nói.

                                                                                                                                                  VĂN NHÂN (ghi) 

LTHai

Tôi vẫn nói rằng ở cấp độ U.23 trong khu vực ĐNÁ, Việt Nam chỉ thua mỗi Thái Lan và việc vào bán kết  là điều nghiễm nhiên. Với chiến thắng này, U.23 VN chắc chắn vào bán kết. Tuy nhiên, đó không phải thành công lớn nhất. Cái được ở trận đấu này, đó là việc U.23 VN dám chơi bóng, dám thể hiện mình để chiến thắng đối thủ.

Tôi rất thích Công Phượng, thích nhất là bàn đá phạt và tình huống nâng tỷ số lên 2-0. Nhờ sự tự tin, thoải mái tâm lý nên động tác kỹ thuật khi dứt điểm của Phượng là hoàn hảo. Khôn khéo trong di chuyển, độ rướn cực tốt với kỹ thuật, tiền đạo này chơi bóng với sự thăng hoa và khiến đối thủ bất lực.

HLV Miura đã đúng khi xếp Phượng đá tự do. Được cầm bóng, qua người và chơi thoải mái, tiền đạo này phát huy hết điểm mạnh của mình và trở thành ngòi nổ trong những đợt lên bóng của U.23 VN.

Mỗi đội bóng đều cần một cá nhân như thế, có khả năng cầm bóng đột phá, quấy rối kéo giãn hàng thủ đối phương, bắt hậu vệ chạy đuổi và hở ra khoảng trống. U.23 VN có Công Phượng, có người cầm, chuyền và dứt điểm nên khi lên bóng có nhiều đường ăn bàn.

Hồng Quân đá trung phong hoàn thành nhiệm vụ nhận bóng, nhả và kéo hậu vệ. Ngọc Thắng và Huy Toàn ở 2 cánh xâm nhập được vòng cấm còn Phượng quá hay trong vai trò tiền đạo lùi. Trong chiến thắng của U.23 VN, tôi đánh giá rất cao cặp tiền vệ trung tâm. Tích cực tranh cướp, đứng vị trí kín kẽ nên tạo dựng được sự chắc chắn ở tuyến giữa, giúp các cầu thủ tuyến trên có không gian, thời gian để phát huy khi có bóng phản công.

Cần phải chúc mừng thầy trò HLV Miura với chiến thắng ấn tượng này và điều đáng mừng nhất, cầu thủ của chúng ta dám chơi, có thể chơi và chơi tốt.

HLV Mai Duc Chung

B.Bình Dương là đội bóng giàu tiền của, lực lượng hùng hậu đến độ người ta đã nói vui: “Cứ thả trái bóng vào sân thì các cầu thủ biết sẽ làm gì chứ không cần đến HLV…”.

Trong cả 3 chức vô địch V.League giành được, B.Bình Dương đều được dẫn dắt bởi HLV Lê Thuỵ Hải. Tính ra từ năm 2004 đến giờ, mùa nào đội bóng đất Thủ cũng tiêu nhiều tiền nhất, lực lượng hùng mạnh và lắm sao nhất. Thế nhưng chỉ khi có bàn tay ông Hải thì họ mới có thể vô địch, còn đâu đều không thành công dù trải qua gần chục đời HLV với đủ cả nội ngoại, châu Á cũng có mà châu Âu cũng từng.

Vị trí HLV rất quan trọng, nhưng đó chỉ là với HLV Lê Thuỵ Hải. Còn ở đội bóng này, lâu nay vai trò của HLV hết sức mờ nhạt, thậm chí chỉ là con số 0. HLV Nguyễn Thanh Sơn hiện giờ hay nhiều đời HLV trước đó chính là minh chứng.

Mùa giải 2009, dù cùng đội bóng đất Thủ giành ngôi Á quân V.League và vào đến bán kết AFC Cup nhưng rất ít người ghi nhận dấu ấn, vai trò của HLV Mai Đức Chung. Với nhiều người, thành công đó là nhờ dàn cầu thủ thuộc diện tinh binh của BĐVN thời điểm ấy, khi họ tự điều chỉnh và tự đá. Bởi vậy, một năm sau đó, khi hậu trường của B.Bình Dương gặp sóng gió và ông Chung với vai trò là người đứng đầu đã không dẹp loạn được, lập tức bị “trảm” chỉ sau 8 vòng đấu.

Cái mà lãnh đạo B.Bình Dương mong muốn lớn nhất nơi những nhà cầm quân về dẫn dắt đội bóng của mình, đó là làm thế nào để các cầu thủ cùng nhìn về một hướng. Điều mà chỉ có mỗi HLV Lê Thụy Hải đáp ứng được cho đến thời điểm này. Chính ông Chung cũng thừa nhận điều này: “Với lực lượng cùng sự đầu tư như hiện giờ ở B.Bình Dương, tôi nghĩ vai trò của HLV khi về đây là làm sao để tập hợp được các cầu thủ cùng nhìn về một hướng, chứ chuyên môn chỉ là thứ yếu. Bởi hầu hết các cầu thủ ở B.Bình Dương đều là các tuyển thủ Olympic, ĐTQG và ngoại binh chất lượng… thì nói chuyện chuyên môn là thừa”.

Ông Lê Thụy Hải là một người cá tính, giàu lòng tự trọng, vì vậy ông không thể chấp nhận công việc của mình bị nhúng sâu nên dứt khoát ra đi. Khác với ông Hải, ông Chung tính tình mềm mỏng, cầu toàn và vì vậy, sau khi chia tay Lê Thuỵ Hải và cần một người đứng ra cầm trịch đội bóng với chức danh GĐKT, B.Bình Dương đưa ra lời mời với HLV Mai Đức Chung.

Tại sao B.Bình Dương mời lại ông Chung, dù 5 năm trước sự ra đi không chỉ là vì B.Bình Dương sau 8 vòng đấu chỉ xếp thứ 4 mà nguyên nhân chính là do ông không làm chủ được phòng thay đồ, kiểm soát được tình hình đội bóng? Không phải chuyên môn, cũng không phải cái uy hay khả năng cầm trịch ở một tập thể toàn ngôi sao tiền tỷ và những cá tính, vậy đội bóng đất Thủ tính điều gì khi đưa ra lời mời?

Phải chăng, B.Bình Dương chỉ cần một cái tên, một người ngồi vào ghế và gánh trách nhiệm khi cần? Hoàn toàn có thể hỏi thế, khi đội bóng vốn tiêu rất nhiều tiền của này với kinh nghiệm đau thương từ những thất bại khiến những người có trách nhiệm ở đây ý thức phải có một người tên tuổi, vị thế để “đứng mũi chịu sào”.

HLV Mai Đức Chung chia tay Thanh Hoá để về làm Trưởng phòng các ĐTQG VFF nhưng từ 15/05 này hợp đồng sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, ông Chung vẫn cân nhắc trước lời mời rất hấp dẫn của B.Bình Dương và chưa dám nhận lời, bởi hơn ai hết ông biết đội bóng đất Thủ cần gì ở mình và bản chất câu chuyện là gì.

ĐẮC MINH

(Thethao24.tv) – Xem trận chung kết World Cup 2014 là xem Đức sẽ chơi bóng như thế nào, theo đúng nghĩa của từ này. Còn Argentina, hãy xem họ phá người Đức, phá như thế nào và có phá nổi không?

Trận đấu với Hà Lan ở bán kết, đúng nghĩa là Argentina cũng chỉ phá đối thủ. Họ thành công trong việc phá không cho Hà Lan chơi, bằng cách tiếp cận trận đấu chuẩn xác, hợp lý và sử dụng sức mạnh nên khóa được đối thủ, đưa trận đấu sang hiệp phụ rồi chấm luân lưu để giải quyết.

Argentina tiến lên sau từng trận và họ thể hiện những cái hay của mình ở cuộc chiến với Hà Lan. Họ hay ở khía cạnh có thể phá không cho đối thủ chơi bóng, phát huy điểm mạnh của mình. Đó là điều tôi đánh giá cao chứ cách chơi, lối chơi thì không có gì đặc biệt.

Part-REF-TS-DV1801223-1-1-0

Việc đẩy Messi đá cao hay kéo lùi xuống đá rộng, cầm bóng tham gia nhiều vào lối chơi chung, tôi cũng không thấy gì đặc biệt. Ngay chính bản thân cầu thủ nàu, ngoài việc cầm bóng xoay xở cũng không thể hiện được gì, không có những đường chuyền sắc hay tiếp cận, gây áp lực lên cầu môn đối phương.

Co thể, những thứ hay nhất của Argentina vẫn còn ở phía trước, khi họ đá chung kết và tìm cách phá người Đức. Đó là gần như là lựa chọn duy nhất, hợp lý nhất. Không có cơ sở và không có cửa gì để Argentina mạo hiểm, chơi xanh chín để chiến thắng Đức cả, bởi đá thế đồng nghĩa với “chui đầu vào rọ”.

Hệ thống phòng thủ chắc, nhiều lớp với một cầu thủ đá tự do như một libero như Mascherano và 2 biên kỷ luật, đeo bám quyết liệt và sẵn sàng đá sang tận vạch vôi giữa sân để theo người cùng với việc quán triệt tư tưởng triệt để của cả tập thể, tôi nghĩ đó sẽ là thứ vũ khí đủ mạnh để đối chọi với Đức.

Khỏi cần phải nói về những cái hay của đội Đức, bởi nói gì cũng bằng thừa. Con người tốt về chuyên môn, dầy dạn kinh nghiệm, bản lĩnh và có nhân tố để giải quyết vấn đề, lối chơi nhuần nhuyễn, sắc nét và đa dạng, nói chung không đội nào hay, toàn diện bằng người Đức bây giờ.

Đá chung kết, đứng trước ngưỡng cửa đi vào lịch sử nên sức ép, vấn đề tâm lý sẽ rất quan trọng. Ở trận đấu có tính chất khắc nghiệt như thế này, tôi “đặt cửa” ở Đức bởi họ là những con người mạnh về lý trí, vững vàng về thần kinh.

Tôi nghiêng về Đức nhưng trong bóng đá, không phải cứ hay hơn là có thể thắng. Thắng hay thua ở một trận đấu như thế này đôi khi được quyết định bởi nhiều yếu tố, như may mắn và một khoảnh khắc chẳng hạn.

Có 2 điểm tôi vẫn nói về sự khác biệt ở World Cup 2014. Thứ nhất, đó là việc chơi và dám chơi bóng. Thứ hai, đó là thứ bóng đá tình huống mà nhiều trận đấu được quyết định chỉ bởi một tình huống.

Người Đức sẽ chơi bóng để chiến thắng còn Argentina se chơi để phá và chờ vào một tình huống. Không ai biết trước điều gì, trái bóng tròn và hãy chờ xem…

Thethao24.tv

(Thethao24.tv)Sau khởi đầu bết bát và việc thay “lái tàu” với sự trở lại của HLV Lê Thụy Hải, B.Bình Dương đang thi đấu cực kỳ thành công ở V.League 2014 với chuỗi 9 trận thắng liên tiếp và thể hiện phong độ tuyệt vời như trong lần vô địch các năm 2007, 2008.

Đội bóng đất Thủ cũng đang được rất nhiều các đội bóng dành cho những lời có cánh và sự tôn trọng đặc biệt. Thế nhưng bản thân B.Bình Dương lại đang phảng phất những nỗi buồn. Trao đổi với Thể Thao 24h, một thành viên BLĐ đội bóng chia sẻ: “Quả thật mùa bóng này đội đang đi rất đúng hướng. Những nỗ lực làm việc của tập thể BLĐ, BHL và cầu thủ đang gặt hái những kết quả xứng đáng. Mục tiêu của đội cũng đang ở trong tầm tay.

IMG_0695

Chỉ cần giữ được sự ổn định như thế này, chức vô địch là điều có thể nghĩ tới. Nhưng đôi khi chúng tôi cảm thấy có chút gì đó buồn bã. Buồn vì mùa giải đã không diễn ra trọn vẹn. Đúng thời điểm B.Bình Dương thăng hoa thì giải đấu lại có chuyện. Quá nhiều vấn đề đã xảy ra và nó cũng vô hình trung khiến nỗ lực của toàn đội bị phai nhạt. Có thể B.Bình Dương vẫn chưa gặp thời. Nhưng dù sao thì toàn đội vẫn cứ sẽ cố gắng hết mình và hy vọng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến…”.

Những lời chia sẻ trên của thành viên BLĐ đội bóng đất Thủ cũng là sự đồng cảm từ phía nhiều nhà chuyên môn. Rất nhiều HLV ở V.League 2014 đã đánh giá rất cao B.Bình Dương ở mùa giải này. Nếu là một chu kỳ Parabol thì B.Bình Dương có thể đang ở cực đỉnh. Đội bóng này hiện đang có tất cả những yếu tố tốt nhất như lực lượng, phong độ, tài chính, tham vọng… Sự “lột xác” của B.Bình Dương ở mùa giải này cũng được xem là cứu cánh cho V.League.

Nếu không có một B.Bình Dương hùng mạnh, HN.T&T hay SHB.Đà Nẵng lại chỉ có một đối trọng là Thanh Hoá vốn không được đánh giá quá cao dù đang dẫn đầu. Cuộc chơi ở V.League rất có thể sẽ lặp lại kịch bản cũ khiến NHM càng thêm chán nản với những biến cố vừa xảy ra.

Di Linh – báo thể thao 24h