Hà Lan

Ba Lan (HCĐ World Cup 1982, lỡ hẹn Euro 1984)

01(197)

Thế hệ vàng của bóng đá Ba Lan với những Grzegorz Lato, Zbigniew Boniek, Wlodzimierz Smolarek…đã có một kì World Cup 1982 huy hoàng, khi vào đến tận bán kết (thua Italia 0-2), rồi giành tấm HCĐ sau chiến thắng 3-2 trước Pháp ở trận tranh ba-tư. Tuy nhiên, ở vòng loại Euro 1984 diễn ra sau đó, những chú “Đại bàng trắng” lại không thể vượt qua vòng đấu loại, do không thể cạnh tranh với Liên Xô và Bồ Đào Nha.

Pháp (HCĐ World Cup 1986, lỡ hẹn Euro 1988)

Việc Pháp không thể giành vé đến vòng chung kết Euro 1988, có lẽ còn bất ngờ hơn nhiều so với việc Hà Lan không thể vượt qua vòng loại Euro lần này. Bởi khi ấy, Les Bleus đang là đương kim vô địch của giải đấu, sau khi lên ngôi năm 1984 và vừa mới giành hạng 3 tại World Cup 1986. Vậy mà, Micheal Platini cùng các đồng đội lại không thế vượt qua bảng đấu có Liên Xô, Đông Đức, Iceland và Na Uy.

Italia (HCĐ World Cup 1990, lỡ hẹn Euro 1992)  

Trong những năm đầu thập kỉ 90, Italia liên tiếp có 2 kì World Cup thành công với Italia 90 và USA 98. Thế nhưng, ở đấu trường Euro, mọi chuyện hoàn toàn trái ngược, khi mà đội bóng vừa giành huy chương đồng World Cup 1990, đã không thể vượt qua vòng loại Euro 1992, với màn trình diễn hết sức nhạt nhòa.

Thụy Điển (HCĐ World Cup 1994, lỡ hẹn Euro 1996)

Câu chuyện tương tự cũng diễn ra với Thụy Điển 4 năm sau đó, khi mà đội bóng Bắc Âu với ngôi sao trẻ Henrik Larsson thất bại ở vòng loại Euro 1996, bất chấp việc vừa có một kì World Cup tưng bừng và đoạt tấm huy chương đồng trên đất Mỹ 2 năm trước đó. Thậm chí, Henrik Larsson cùng các đồng đội chỉ có thể giành được 2 chiến thắng trong suốt chiến dịch vòng loại lần ấy.

Croatia (HCĐ World Cup 1998, lỡ hẹn Euro 2000)

53995c68e3374-4

Màn trình diễn siêu hạng của Davor Suker đã khiến cả thế giới phải nghiêng ngả ở France 1998, khi tiền đạo đang khoác áo Real Madrid khi ấy một mình kéo Croatia đến với tấm huy chương đồng, sau khi đánh bại đội hình toàn sao của Hà Lan ở trận tranh ba-tư. Tuy nhiên, Davor Suker đã không thể làm được điều tương tự ở vòng loại Euro sau đó và đành ngậm ngùi chứng kiến giải đấu năm 2000 qua tivi.

Thổ Nhĩ Kỳ (HCĐ World Cup 2002, lỡ hẹn Euro 2004)

bp_00_00_54416

Đội bóng đã đánh bại Hà Lan ở vòng loại Euro lần này, cũng đã từng trải qua nỗi đau tương tự của “Cơn lốc màu da cam”, khi không thể giành vé dự vòng chung kết Euro 2004. Dù trong đội hình vẫn còn nguyên dàn hảo thủ từng làm nên chiến công vang dội tại World Cup 2002, như  Hakan Sukur, Hasan Sas, Ilhan Mansiz hay Rustu Recber.

Bảo Long

“Tôi muốn tiếp tục công việc này. Tôi không cảm thấy tổn thương. Trên tất cả, chúng ta cần phân tích sai lầm ở chỗ nào và hướng về phía trước. Tôi muốn đứng dậy ở chỗ bị ngã”, Blind khẳng định, sau khi nhận được tín hiệu ủng hộ từ Chủ tịch LĐBĐ Hà Lan (KNVB), Bert Van Oostveen.

Sự thật là KNVB từng ướm hỏi Ronald Koeman về khả năng thay thế Blind. Tuy nhiên, nguồn tin từ bạn của Koeman cho biết HLV 52 tuổi chưa sẵn sàng trở lại quê hương, chỉ 1 năm sau khi tới Anh. Nguồn tin này cho biết: “Anh ấy có một dự án đang tiến hành ở Southampton. Lời mời (làm HLV tuyển Hà Lan) rất hấp dẫn, nhưng Ronald rõ ràng chưa sẵn sàng từ bỏ công việc này để tiến hành một dự án mới”. KNVB cũng không giấu giếm ý định mời Van Basten trở lại, sau khi từng dẫn dắt Hà Lan trong 4 năm (2004-08).

“Tôi sẽ đứng dậy ở chỗ bị ngã”

Tuy nhiên, Van Basten trước đó phát tín hiệu nhấn mạnh không thích vị trí “thuyền trưởng” và phải đứng “đầu sóng, ngọn gió”.

Bình luận về chuyện Koeman và Van Basten từ chối vị trí HLV tuyển Hà Lan, cựu tiền đạo Wim Kieft ám chỉ nội bộ tuyển Hà Lan có vấn đề và nhấn mạnh: “Bóng đá Hà Lan, thường được ca tụng về ý tưởng sáng tạo về chiến thuật và chất lượng chơi bóng, thực tế đang suy thoái, cần một cuộc cách mạng toàn diện về tầm nhìn và tài năng. Nền bóng đá này đang có một thế hệ HLV sung sức, giàu kinh nghiệm, đang làm việc ở khắp châu Âu. Hà Lan cũng có một thế hệ cầu thủ trẻ nhiều khát vọng chiến thắng. Vấn đề của chúng ta là năng lực gắn kết!”.

Cựu hậu vệ trái Van Tiggelen, chơi 161 trận cho Sparta Rotterdam, cho rằng Blind có phần lỗi – không hoàn toàn chỉ vì Guus Hiddink – trong thất bại của tuyển Hà Lan, bởi “quá thiên vị các cầu thủ Ajax”. HLV 58 tuổi mới đây triệu tập 5 cầu thủ từ Ajax (Bazoer, Cillessen, Tete, Riedewald và El Ghazi), trong khi Feyenoord và PSV chỉ có 2 người/CLB được lựa chọn. “Tôi tự hỏi vì lý do gì Davy Propper và Jorrit Hendrix (PSV) không được triệu tập, thay vì Bazoer”, Van Tiggelen chất vấn.

Đáp lại, Blind nhấn mạnh: “Tôi nghĩ chuyện đó không đáng bàn luận. Tôi không quan tâm nhiều tới đề nghị của các CLB. Công việc của tôi là lựa chọn người tốt nhất. Lựa chọn của tôi dựa trên những thách thức cao nhất với các cầu thủ, không có chút thiên vị”. Gần đây nhất, Blind cũng phải đau đầu trả lời truyền thông về vụ Van Persie và Depay cãi cọ trên sân tập.

Thành Lương

“Tôi sẽ đứng dậy ở chỗ bị ngã”

“Blind phải ở lại. Chuyện này không phải là lỗi của ông ấy. Đó là một thất bại tổng hợp của nhiều yếu tố. Nó là lỗi của các cầu thủ khi để chuyện đó xảy ra và chúng tôi đã không chơi đúng khả năng”

Wesley Sneijder.

Nếu không có gì bất ngờ, Stekelenburg sẽ lại được khoác áo “Cơn lốc màu da cam” lần đầu tiên kể từ tháng 10/2012. Trước đó, Hà Lan rơi vào cuộc khủng hoảng thủ môn do chọn lựa số 1 là Jasper Cillessen cũng bị đau trong lúc khởi động trước trận đấu với Kazakhstan.
ĐT Hà Lan: Stekelenburg trám chỗ Krul
Sau chẩn đoán ban đầu cho biết có nguy cơ nghỉ đá đến hết mùa này, Krul tỏ ra rất thất vọng: “Kết quả kiểm tra vừa xác nhận nỗi sợ lớn nhất đối với tôi, khi biết dây chằng gối bị rách. Điều này khiến tôi rất buồn, vì không thể góp phần giúp đội nhà lật ngược tình thế hiện nay”.

M.C

Bởi lẽ, thành công của Louis van Gaal tại Brazil 2014 chỉ có thể xem như may mắn nhất thời, nhưng bị thổi phòng do kết quả vượt quá sự kỳ vọng. Bên cạnh đó, Van Gaal có phần may mắn theo kiểu “Tái ông thất mã”, vì thoạt đầu, ông muốn dùng 4-3-3, nhưng ý tưởng này phá sản do chấn thương của Kevin Strootman. Vì thế, Van Gaal thử nghiệm 5-3-2 và chợt nhận ra hệ thống này rất thích hợp với lực lượng sẵn có.

Chọn sai tướng, “nướng” Hà LanTuy nhiên, cả Van Gaal lẫn các nhà chuyên môn của Hà Lan đều hiểu 5-3-2 chỉ là giải pháp tình thế. Hệ thống số 1 của “Cơn lốc” vẫn phải là 4-3-3, bất kể ai nắm đội. Vấn đề là ngay thời điểm này, Hà Lan có thật sự đủ tài năng để phát huy hết tinh hoa của 4-3-3? Quan trọng hơn cả, Guus Hiddink có phải là chọn lựa hợp lý của KNVB để thổi bùng “Cơn lốc”?

Đáp án chắc chắn là “không”, vì từ sau World Cup 2002, Hiddink tỏ ra quá “cũ”. Ý tưởng của ông vẫn chỉ là nhồi thể lực và tận dụng tốc độ cùng sức mạnh để chiến thắng. Triết lý ấy chỉ nên dùng ở các VCK, nơi các ĐTQG phải đối phó với sự thay đổi múi giờ, thời tiết, mật độ thi đấu dày đặc và không có người bổ sung trong đội ngũ có phần mỏi mệt sau một mùa căng thẳng. Vì vậy, Hiddink trở lại với 4-3-3 cùng ý tưởng lỗi thời, Hà Lan hóa ra hỏng bét. Lý do rất đơn giản: đối thủ có quyền chọn lực lượng mới toanh trong mỗi đợt triệu tập, cũng như Hiddink không đủ thời gian để biến các nghệ sĩ nửa mùa của Hà Lan thành lực sĩ như với Hàn Quốc, Australia hoặc Nga.

Đến khi KNVB nhận ra Hiddink không còn phù hợp, Hà Lan đã rơi vào cảnh “chỉ mành treo chuông”. Thật trớ trêu là với quyết định bổ nhiệm Blind, KNVB gần như tự tay cắt luôn sợi chỉ ấy. Bởi lẽ, Blind chỉ có kinh nghiệm 422 ngày làm HLV trưởng khi kế nhiệm Ronald Koeman ở Ajax, nhưng tầm cỡ không khó đoán do sau đó phải quay lại làm trợ lý HLV ở Ajax, rồi ở tuyển Hà Lan. Một khi KNVB dám giao con thuyền sắp đắm cho một thuyền trưởng non tay, Hà Lan vắng mặt ở VCK EURO lần đầu tiên trong 30 năm qua là chuyện quá bình thường.

Thiên Tứ

Nói thế để thấy trận thắng Kazakhstan 2-1 cách đây 4 ngày cũng gần như… vô nghĩa. Dù nhìn theo hướng lạc quan, cơ hội giành vị trí thứ 3 để đá play-off vẫn còn với Hà Lan. Nhưng cơ hội đó không lớn sừng sững như chiếc cối xay gió, mà chỉ hệt như một bông hoa Tu líp héo úa chẳng thể hồi sinh tươi tốt trở lại với một hay hai giọt nước chiến thắng vẩy lên.

01h45 (14/10), Hà Lan - CH Czech: “Lốc”... bốc hơi!

Thực tế, Hà Lan và những người yêu mến đội bóng này đang và sẽ phải đối mặt viễn cảnh tồi tệ nhất đó là lần đầu tiên kể từ mùa hè 1984, “Cơn lốc da cam” sẽ không xuất hiện trên các khán đài ở một VCK EURO. Và nhìn ra rộng hơn, sau thất bại tại Vòng loại World Cup 2002, Hà Lan sắp lỗi hẹn một giải đấu lớn. Tất nhiên, còn nước còn tát. Hy vọng vẫn được đặt cược vào đôi chân của các cầu thủ Iceland cho chiến thắng ngay trên đất Thổ và tại Amsterdam thầy trò HLV Danny Blind sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để nắm lấy 3 điểm. Nhưng liệu bao nhiêu % khả năng đó thành hiện thực ở cả hai vế?

Hà Lan có thể đánh bại CH Czech, bởi với thực lực và lòng kiêu hãnh, sự tự ái khi bị tổn thương sẽ khiến “Cơn lốc” nổi lên mạnh mẽ. Tuy nhiên, số phận của thầy trò Blind lại nằm ở trận đấu tại thành phố nhỏ Konya, miền Trung của Thổ Nhĩ Kỳ. Tại đó, 1 tháng trước Hà Lan đã “tự sát” với thất bại 0-3 trước TNK để giờ họ bị đối thủ dẫn 2 điểm và hơn cả tiêu chí quan trọng nhất khi so sánh ngang điểm, thành tích đối đầu (1-1, 0-3). Sẽ không có nhiệm vụ nào dễ dàng hơn thế với TNK, chỉ cần lấy 1 điểm trước Iceland. Chừng đó sẽ giúp TNK mở tiệc ăn mừng, dù vòng play-off còn trước mắt. Nhưng ngược lại đấy sẽ là “cơn ác mộng”, như cựu trợ lý ĐT Hà Lan, Frank de Boer thừa nhận rằng ông “cảm nhận thấy rõ rệt”, khi chia sẻ trên Omnisport.

01h45 (14/10), Hà Lan - CH Czech: “Lốc”... bốc hơi!

Phải! Bị loại khỏi kỳ EURO đầu tiên đánh dấu cột mốc 24 ĐTQG tham dự VCK sẽ là thảm họa, nỗi ê chề với Hà Lan. Nó giống gần tương tự cơn ác mộng Oranje đã trải qua ở Vòng loại World Cup 2002, khi họ cũng không thể giành vé đá play-off. Ngày đó, thất bại 0-1 trên sân CH Ireland vào tháng 09/2001, khi Hà Lan của Van Gaal “quẫn” tới mức tung tới… 5 tiền đạo vào sân, coi như đặt dấu chấm hết cho hy vọng tới World Cup 2002. Bởi dù sau đó 1 tháng Hà Lan nghiền nát Andorra 4-0 thì những Nistelrooy, Seedorf, De Boer vẫn phải khóc hận. “Chúng tôi đã vào đến bán kết World Cup 1998 và EURO 2000 thế nên thật thất vọng khi bị loại đau đớn chỉ sau đó 1 năm. Nhưng sự thật chúng tôi đã không tập trung cho chiến dịch khi đó. Bây giờ cũng thế”, Frank de Boer than vãn.

Nếu 15 năm trước người dẫn dắt Hà Lan vào cơn ác mộng ở vòng loại World Cup 2002 là Louis van Gaal thì điều trớ trêu là giờ một HLV kỳ cựu khác, Guus Hiddink đã góp phần phá hỏng di sản của chính Van Gaal để lại, với vị trí thứ 3 ở World Cup hè năm ngoái.

Từ triết lý đến cách tiếp cận và việc sử dụng nhân sự của Hiddink đều không phù hợp với những gì bóng đá Hà Lan đang có. Để rồi sau thất bại ở trận mở màn trước CH Czech (1-2) 13 tháng trước, “áp lực ngày càng lớn lên ở những sai lầm kế tiếp và khi Hà Lan nhận ra thực tế thì những khoảng cách điểm mênh mông đã được đối thủ tạo ra” – De Boer chua chát thừa nhận. Rõ ràng, không thể trút hết tội lên đầu HLV hiện tại Danny Blind, ngay cả khi ông và Oranje đã gục ngã trước Iceland và TNK và chính những thất bại ấy đã đóng đinh số phận của Hà Lan. Blind chưa đủ năng lực cùng kinh nghiệm để thu dọn “mớ hổ lốn” Hiddink để lại, trong bối cảnh ngôi sao quan trọng nhất Arjen Robben chấn thương và từ tâm lý tới phong độ thi đấu, “Lốc da cam” đã ỉu xìu chỉ còn như cơn gió thoảng qua.

Và đêm nay, dù Blind cùng Hà Lan có nỗ lực sửa sai bằng việc đánh bại CH Czech, qua đó thắng cả 2 lượt trận cuối, thì cũng đã muộn rồi…

“Lốc”... bốc hơi!

LƯƠNG ANH

Đau rồi mới sướng?

Lần gần nhất Hà Lan thất bại ở Vòng loại là kỳ EURO 1984. Khi đó Hà Lan cũng giành được 13 điểm/8 trận (2 điểm/trận thắng) và có hiệu suất bàn thắng bại là +16, nhưng chỉ xếp thứ 2 và cay đắng nhìn đội đầu bảng TBN dự VCK, bởi thua đối thủ vì luật bàn thắng sân khách khi đối đầu (Hà Lan thắng 2-1 sân nhà, thua 0-1 sân khách).

Tuy nhiên, 4 năm sau, Hà Lan không chỉ vượt qua vòng loại mà họ còn đi đến đích cuối cùng khi hạ Liên Xô cũ 2-0 với một tuyệt tác của Van Basten để lần đầu tiên bước lên ngai vàng châu Âu. Liệu lịch sử có lặp lại với Oranje?

Đây là chiến thắng hết sức quan trọng đối với Hà Lan để níu giữ chút hy vọng còn sót lại là có được tấm vé vớt đến Pháp dự VCK EURO 2016.

Tuy nhiên, niềm vui chiến thắng của Hà Lan là không trọn vẹn khi thủ môn Krul rời sân ở phút 80 với vẻ mặt đầy đau đớn. Theo tiết lộ của HLV Danny Blind, chấn thương của thủ môn hiện đang khoác áo Newcastle là rất tệ và có nguy cơ nghỉ thi đấu dài hạn. Đối với Hà Lan lẫn Newcastle, sự vắng mặt của Krul ở thời điểm quan trọng này là tổn thất không gì có thể bù đắp nổi.

Hà Lan, Newcastle “khóc thét” vì Tim Krul

Ngày 14/10 tới, Hà Lan bước vào lượt trận đấu cuối cùng tại bảng A và mang tính chất quyết định cho vận mệnh của họ khi tiếp đón đội xếp thứ 2 CH Czech trên sân nhà. Hà Lan buộc phải thắng ở trận đấu này, đồng thời hy vọng Iceland sẽ đá bại được Thổ Nhĩ Kỳ mới có cơ hội đi tiếp. Nhưng Hà Lan sẽ buộc phải dựa vào thủ môn số 3 Jeroen Zoet, do 2 sự lựa chọn đầu tiên là Jasper Cillessen và Krul đều dính chấn thương. Đối với sự thiếu ổn định của Hà Lan thời điểm hiện tại, đây là vấn đề thực sự đáng lo ngại.

Nhưng nếu Hà Lan lo 1 thì Newcastle lo đến 10. Krul là trụ cột không thể thay thế của Newcastle và trong bối cảnh vẫn chưa có được chiến thắng nào ở Premier League dưới thời tân HLV Steve McClaren, họ sẽ càng trở nên tuyệt vọng hơn. Tương tự như tình cảnh của Hà Lan, Newcastle buộc phải sử dụng thủ môn số 3 Rob Elliot để thay thế Krul, khi sự lựa chọn số 2 trong khung gỗ là Karl Darlow đang bị chấn thương đầu gối. Hà Lan, Newcastle đang mắc chứng “đồng bệnh tương lân” khi vắng Krul, và chưa biết sẽ phải vượt qua giai đoạn giông bão này như thế nào!

Hồ Hải

Hà Lan sẽ vắng mặt ở EURO lần đầu kể từ lễ hội 1984, nếu như họ bị cầm hòa đêm nay đồng thời Thổ Nhĩ Kỳ thắng trận trên đất CH Czech. Bởi lúc đó, khoảng cách giữa 2 đội sẽ là 3 điểm, phía trước chiến dịch vòng loại chỉ còn 1 trận trong khi Hà Lan thua Thổ Nhĩ Kỳ về thành tích đối đầu (hòa TNK 1-1 và thua 0-3).

Hồn “Lốc” mốc meo

Ở một kịch bản khác, Thổ Nhĩ Kỳ giành được 4 điểm/2 trận còn lại, khi ấy mọi nỗ lực toàn thắng của Hà Lan đều đổ sông đổ bể, ngay cả sự thật là họ chỉ còn hy vọng cuối cùng là cán đích thứ 3 trong bảng – suất dự Play-off. Tóm lại, dù sớm hay muộn thì cánh cửa đón Hà Lan đến Pháp 2016 là vô cùng hẹp, hay đúng hơn là họ mất sạch quyền tự quyết. Đối với “Lốc da cam”, 6 điểm ở 2 trận còn lại là không đủ, trong khi lởn vởn trong đầu họ không loại trừ là nỗi lo tổn thương từ một thuyết âm mưu: 2 lượt đấu cuối cùng, Thổ Nhĩ Kỳ gặp CH Czech và Iceland – những đội bóng đã chính thức giành vé đến Pháp.

Mọi thứ tồi tệ có thể đến với Hà Lan, diễn ra một cách rất bình thường, không có gì phải hoài nghi để điều tra, từ kịch bản các đối thủ “nhường điểm” cho Thổ Nhĩ Kỳ cho đến thực tế không thể bênh vực cho sự yếu kém của “Lốc” tại vòng loại. Chẳng phải đến bây giờ Hà Lan mới bị quở trách, khi mà họ thua từ trận ra quân vòng bảng, thua tiếp trước Iceland và thua liền cả 2 lượt trận gần đây.

Nếu Hà Lan không giành được vé Play-off (hoặc không giành vé sau Play-off) thì kết quả ấy về mặt lý thuyết là một nghịch lý ở một kỳ EURO được UEFA mở rộng con số tham dự lên 24 đội. Tuy nhiên, nghịch lý ấy xét về mặt thực tiễn nó lại trở nên rất… hợp lý và bình thường, vì chẳng phải thực lực của Oranje cũng đang rất tầm thường đấy thôi. Họ chỉ có một lực lượng tạp nham, già nua và yếu đuối. Van Persie phải phiêu bạt sang Thổ, mờ nhạt ở mảnh đất này. Jan Huntelaar trong 8 tháng qua mới ghi được 8 bàn cho Schalke 04. Bas Dost lóe sáng được 1 mùa tức thì tắt ngấm. Sneijder đã hết thời. Robben chấn thương dai dẳng. Afellay, Lens, Elia… không chịu trưởng thành. Chỉ có Daley Blind và Memphis Depay là niềm tin để dựa dẫm nhưng cả 2 vẫn chưa đạt tầm ngôi sao đúng nghĩa.

Với lực lượng đó, đặt trong bối cảnh Hà Lan không có sự gắn kết và tệ hơn nữa là mất đi bản sắc màu “da cam” cũng như sự yếu kém về chuyên môn của HLV, thì hệ quả đến với họ là điều tất yếu. Chẳng có gì sốc về “Lốc” cả.

Hồn “Lốc” mốc meo

Mạnh Khánh

Nếu lập công ở trận này, Robin van Persie sẽ lập cột mốc 50 bàn ở đúng trận đấu thứ 100 cho ĐTQG. Hiện tiền đạo của Fenerbahce vẫn đang dẫn đầu danh sách các chân sút tốt nhất trong lịch sử đội tuyển Hà Lan với 49 bàn sau 99 trận thi đấu.

Anh là một tài năng thực sự đã được kiểm chứng qua thời gian thi đấu ở nhiều câu lạc bộ. Với tố chất của một sát thủ vòng cấm, Nistelrooy luôn kiên trì tập luyện để đạt đến thành công. Điểm sáng nhất trong sự nghiệp của Nistelrooy chính là thời điểm tiền đạo này chơi cho Quỷ đỏ. Với chiếc áo số 10, anh bước ra sân cùng một khát khao chiến thắng cháy bỏng, quyết tâm ghi bàn thi đấu bằng tất cả sức lực và cống hiến hết mình cho đội bóng.

Ruud van Nistelrooy chính là mẫu tiền đạo mà nhiều đội bóng mơ ước, một siêu tiền đạo nửa đầu thế kỷ 21. Khi chuyển sang Man Utd, với 3 lần đạt danh hiệu vua phá lưới Champions League, 10 trận ghi bàn liên tiếp ở giải Ngoại hạng Anh, Nistelrooy đã lập một kỷ lục “vô tiền khoáng hậu” trong sự nghiệp của mình. Dưới thời Sir Alex Ferguson, chàng trai ấy được rèn luyện, mài giũa khả năng đến mức, khi anh ra sân mọi hàng phòng ngự đều phải khiếp sợ.

Ấn tượng thể thao: Ruud van Nistelrooy - Người đi tìm sự hoàn hảo
Ruud van Nistelrooy thi đấu trong màu áo Man Utd.

Nistelrooy xứng đáng là một tượng đài của bóng đá thế giới, là mẫu tiền đạo được nhiều cầu thủ noi theo học tập và khao khát đạt được tài năng như anh. Tuy ít được ra sân ở tuyển Hà Lan, những danh hiệu nhận được cũng khá khiếm tốn nhưng điều đó cũng không ảnh hưởng đến tài năng và tần suất ghi bàn của Nistelrooy. Giai đoạn 2001-2009 được coi là thời kỳ đỉnh cao trong sự nghiệp của Nistelrooy, khi anh cống hiến tài năng của mình cho Manchester United và Real Madrid.

Tài năng luôn đi đôi với sự rắc rối và Ruud van Nistelrooy cũng không ngoại lệ. Tiền vệ người Hà Lan không được nhiều người yêu quý bởi lối đá, nhưng chắc chắn không ai có thể phủ nhận tài năng của anh. Ruud van Nistelrooy là một tiền đạo hoàn hảo, với kỹ năng chơi bóng bằng đầu và chân tốt, cùng với tốc độ và sự khéo léo. Chừng đó cũng đã đủ để một người hâm mộ bóng đá cảm thấy hứng thú mỗi lần nhìn anh ra sân.

Ấn tượng thể thao: Ruud van Nistelrooy - Người đi tìm sự hoàn hảo
Nistelrooy ăn mừng bàn thắng.

Dù giờ đây NHM không còn nhìn thấy hình ảnh Nistelrooy trong chiếc áo số 10 nhưng chắc chắn anh vẫn luôn được nhắc tới như một siêu sao bóng đá, một tiền đạo đã từng gieo sầu cho bao hàng phòng ngự. Những ai biết đến Nistelrooy đều cảm giác ở đâu đó trong anh một chất nhiệt bóng đá, ham muốn ghi bàn trong từng trận đấu. Khi anh giã từ sự nghiệp, chắc chắn rất nhiều CĐV đã rất tiếc nuối, bởi họ sẽ không còn tiếp tục được theo dõi một Ruud van Nistelrooy nhiệt huyết trên sân cỏ nữa.

LÒ VĂN THỦY

Đây là bài viết tham dự cuộc thi “Ấn tượng thể thao” do báo Thể thao 24h tổ chức. Mời bạn đọc tham khảo nội dung của cuộc thi tại đây, và thể lệ cũng như giải thưởng của cuộc thi tại đây.

 

 

Tuy vậy, bóng đá Hà Lan hiện tại không thiếu những HLV trẻ tài năng, từ Ronald Koeman ở Southampton cho đến Frank de Boer của Ajax, Philip Cocu tại PSV Eindhoven hay thậm chí là Giovanni van Bronckhorst ở Feyenoord.

Hà Lan: Giữ Blind hay ai sẽ lên thay?Sau cùng thì nếu Liên đoàn bóng đá Hà Lan (KNVB) xác định họ không nhờ cậy vào những HLV kinh nghiệm như Dick Advocaat, Louis van Gaal và Guus Hiddink, họ cũng cần một tên tuổi thực sự để có thể vực dậy Oranje vào lúc này. Ở trường hợp của Blind, ông có 3 năm giữ vai trò là trợ lý cho Van Gaal tại đội tuyển quốc gia nhưng xét về kinh nghiệm, Koeman và De Boer hay Cocu được xem là ứng cử viên sáng giá hơn cả nhờ thời gian gắn bó lâu dài với các CLB của họ. Thậm chí, Koeman có đến 17 năm đảm nhận vai trò trợ lý ở đội tuyển Hà Lan, Barcelona, trước khi dẫn dắt Ajax, Benfica, PSV Eindhoven, Valencia, AZ, Feyenoord và hiện tại là Southampton.

An Bình

Hà Lan: Thứ 3 ở World Cup, thành “ma đói” ở Euro

Dĩ nhiên, danh sách này vẫn gồm nhiều gương mặt quen thuộc từng đưa Hà Lan tới vị trí thứ 3 ở World Cup 2014, việc trẻ hóa của họ vào thời điểm hiện tại dường như không phải lúc. Vấn đề là họ đã chơi không tốt ở vòng loại Euro 2016 ngay từ những trận đấu đầu tiên và những thay đổi sẽ chỉ khiến tình hình thêm tồi tệ.

Đội tuyển Hà Lan: Quá trẻ nên quá nonNhìn từ World Cup 2014, Hà Lan hiện tại đã không còn Ron Vlaar, Nigel de Jong, Daryl Janmaat, Jonathan de Guzman, Dirt Kuyt… Thay vào đó, Blind đã gọi Jairo Riedewald, Jeffrey Bruma, Kenny Tete, Virgil van Dijk, Davy Klaassen, Luciano Narsingh, Vurnon Anita, Quincy Promes hay Luuk de Jong. Thử hỏi có ai từng nghe thấy những cầu thủ ở trên và điều này cũng đồng nghĩa, khi Blind mạo hiểm đặt niềm tin vào họ, ông không thể trông cậy ở họ bản lĩnh và kinh nghiệm.

Hai thất bại liên tiếp trước Iceland và Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra như một hệ quả tất yếu, khi ở hàng thủ, cầu thủ kinh nghiệm nhất là Gregory van der Wiel cũng mới đá 46 trận và chưa kể anh là một hậu vệ cánh. Trong khi đó, ở hàng tiền vệ, Wesley Sneijder có thể đã chơi 117 trận nhưng sau anh, người chơi nhiều thứ hai là Ibrahim Afellay chỉ có 50 trận và ít hơn cả là Klaassen mới 4 trận, Anita 3 trận và Promes 6 trận…

Phạm Hưng

Hà Lan: Thứ 3 ở World Cup, thành “ma đói” ở Euro

Thay vì một cuộc tổng công kích… bằng bàn phím với những lời lẽ đay nghiến, cay nghiệt, dư luận Hà Lan đang tỏ ra khá bình tĩnh đón nhận nguy cơ họ phải đứng ngoài rìa theo dõi EURO 2016 qua truyền hình sau 2 thất bại liên tiếp của thầy trò HLV Danny Blind. Nói chính xác hơn, NHM Hà Lan đã chai lì cảm xúc.

Đề cập đến bóng đá Hà Lan đồng nghĩa nói về chuẩn mực của sự thông minh và đẳng cấp. Đáng tiếc thứ chuẩn mực từng được ngưỡng mộ này đang biến mất, cái gọi là bóng đá Tổng lực một thời và những học viện bóng đá giống như kim chỉ nam của nhiều nền bóng đá muốn hướng theo giờ chỉ còn nằm trong lồng kính.

feat
Mắc bệnh đương nhiên phải chẩn bệnh tìm nguyên nhân. Nói gần trước khi nói xa, người Việt chúng ta đang cố gắng tìm lời giải đáp cho những câu hỏi bắt đầu từ Vì sao, Thế nào sau thất bại đau đớn trước người Thái trong trận chung kết U.19 Đông Nam Á. Lại là người Thái! Bóng đá Việt có thời điểm “đóng cửa” tự khen với nhau, rằng cái ngày vượt qua quốc gia láng giềng về bóng đá sắp tới rồi. Rốt cuộc, sự thống trị của bóng đá Thái vài năm qua khiến người Việt tỉnh mộng nhận ra: Bằng họ đi đã.

Vấn đề bóng đá Hà Lan đang đối diện giống ở bản chất, tức đang gặp khủng hoảng nhưng nguyên nhân khác hoàn toàn.

Thành công, tạm coi như vậy, tại World Cup 2014 dưới sự dẫn dắt của HLV Louis van Gaal không tạo ra làn sóng phấn khích ở quê nhà. Bởi ở Brazil là một Hà Lan xơ cứng và mang đậm hình ảnh thực dụng có tính đối phó ngắn hạn của đương kim HLV Man Utd.  Nền bóng đá của vùng đất thấp đang tụt hậu, đang trong giai đoạn khủng hoảng giữa 2 thế hệ và đứng ở ngã ba đường phong cách theo đuổi. Nhìn thấy được, nhưng thoát ra bằng cách nào lại không phải chuyện có thể giải quyết trong một vài năm.

“Hờn dỗi, rên rỉ và đấu đá” là cách Hà Lan sụp đổ và rời khỏi VCK EURO 2012 trong ê chề. Sau trận thua Thổ Nhĩ Kỳ, Arjen Robben nêu đích danh Martin Indi như kẻ cần phải lãnh trách nhiệm chính. Ba năm trôi qua kể từ sau EURO 2012, căn bệnh đấu đá, hằm hè đổ lỗi cho nhau vẫn như thứ virus gặm nhấm dần “cơ thể” ĐT Hà Lan.

Một vấn đề có thể coi là đơn giản như vậy mà không thể chữa trị dù có đủ thời gian, dễ hiểu vì sao bóng đá Hà Lan đánh mất hình ảnh ưu tú thuở nào.

Q.Nguyên

Hà Lan: Thứ 3 ở World Cup, thành “ma đói” ở Euro

Nhưng giờ đây, sau hai cú sốc liên tiếp tại Amsterdam và Konya, “Cơn lốc màu da cam” thật sự đang đối mặt với hiểm cảnh ấy. Nếu bi kịch này thành sự thật, đấy chắc chắn là cú sốc lớn nhất của bóng đá năm 2015. Nhưng nếu xét kỹ, đây chưa hẳn là bất ngờ không thể xảy ra. Đơn giản là do “Cơn lốc” đang xây nhà từ nóc!

“Cơn lốc” xây nhà từ nóc!

Thành tích của các CLB Hà Lan ở các Cúp châu Âu đã dự báo sớm hiểm họa này. Vì từ sau khi PSV đánh bại Arsenal trước lúc gục ngã vào tay Liverpool ở Champions League năm 2007, Hà Lan không còn đại diện nào vượt qua nổi vòng bảng. Sự tụt dốc nay càng ghê gớm nếu nhớ rằng Ajax thậm chí không vượt qua được vòng loại Champions League 2015/16, nên Hà Lan chỉ còn đúng 1 đại diện là PSV. Nhưng trong tương lai gần, Hà Lan vắng bóng ở vòng bảng Champions League là nguy cơ có thật, vì họ hiện đứng thứ 10 trên bảng hệ số của UEFA và có thể trượt tiếp ở mùa tới theo cách tính phức tạp của tổ chức này.

Thực trạng đó khiến Hà Lan, vốn luôn tự hào có nhiều học viện đào tạo trẻ chất lượng nay không thể duy trì phương pháp từng có do các CLB buộc phải “bán lúa non”. Một mặt là do các CLB cần tiền để duy trì hoạt động. Mặt khác, họ không thể giữ chân các tài năng trước sức cám dỗ của các CLB nước ngoài, đặc biệt những đội thường dự vòng bảng Champions League. Hậu quả tai hại để lại cho ĐTQG là các cầu thủ được xuất khẩu khi vẫn là sản phẩm chưa hoàn chỉnh. Cũng chính vì vậy, xác suất rủi ro tăng cao, khiến không ít người trong số đó phải mài đũng quần trên băng ghế dự bị. Vì thế, tài năng vốn chưa chín muồi nay còn bị mai một. Ibrahim Afellay có thể xem như ví dụ tiêu biểu: sau thời gian dài được đánh giá đủ tầm chơi cho các CLB lớn như Barcelona, anh hiện trôi dạt tới CLB tầm thường của Premier League là Stoke City.

Tình trạng “ăn xổi, ở thì” này dẫn tới kết quả là Hà Lan có thể giới thiệu nhiều cầu thủ trẻ giàu triển vọng, nhưng rất khó phát triển hết tiềm năng như kỳ vọng. Bằng chứng là hiện nay, HLV Danny Blind không thiếu tài năng trẻ như Memphis Depay, Stefan de Vrij, Quincy Promes hoặc Georginio Wijnaldum, nhưng từ độ tuổi 28-31 được xem như “chín muồi” của đời cầu thủ, “Cơn lốc màu da cam” hiện chỉ có 2 đại diện là Afellay và Wesley Sneijder. Mất hẳn một thế hệ kế thừa, không bất ngờ khi Hà Lan trông xộc xệch như hiện nay với đội ngũ giàu kinh nghiệm gồm các tuyển thủ quá lớn tuổi dính chấn thương lắt nhắt, còn đội ngũ trẻ sung sức thường quá “non” với số trận thi đấu quốc tế thường không vượt quá mấy đầu ngón tay.

Trong tình cảnh đang xây nhà từ nóc như vậy, “Cơn lốc” còn bốc mới là chuyện lạ!

Thiên Tứ

Hà Lan: Thứ 3 ở World Cup, thành “ma đói” ở Euro

Tưởng dễ mà khó

Việc thay đổi thể thức ở vòng loại của UEFA là nhằm mở rộng Euro 2016 lên 24 đội và mục tiêu không gì khác là tạo cơ hội cho những quốc gia nhỏ giành quyền tham dự. Điều này cũng đồng nghĩa vòng loại sẽ trở nên dễ dàng hơn cho các đội bóng lớn cũ. Mặc dù thế, trong khi UEFA luôn cần những tên tuổi như vậy góp mặt ở Euro, họ đã không ngờ rằng một trong số đó đã tự vứt đi cơ hội của mình. Thậm chí, chính họ đã tự hủy diệt bản thân từ trước thời điểm vòng loại bắt đầu diễn ra.

Thứ 3 ở World Cup, thành “ma đói” ở Euro

Thực tế thì sau một kỳ World Cup 2014 khá thành công ở Brazil, việc dự đoán Hà Lan dạo chơi tại vòng loại Euro 2016 là không có gì phải bàn cãi. Lá thăm may mắn đã đưa đội bóng của Guus Hiddink nằm cùng bảng với Iceland, Czech, Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan và Latvia. Tuy nhiên, điều quan trọng như đã nói ở trên là không như những kỳ Euro trước, vòng loại Euro 2016 dành hai suất trực tiếp ở mỗi bảng cho các đội.

Vậy mà từ lúc khởi đầu cho đến giờ, Oranje đưa người hâm mộ của họ đến hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Thất bại 0-3 trước Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tuần qua đã đẩy họ xuống vị trí thứ 4 tại bảng A, kém 2 điểm so với đội bóng của Fatih Terim nhưng nỗi đau lớn hơn cả cho người Hà Lan là sau khi để tuột những tấm vé trực tiếp, nhiều khả năng họ cũng đánh mất luôn suất dự Play-off.

Vì sao thất bại?

Đành rằng việc duy trì phong độ của một đội bóng từng giành vị trí thứ 3 tại World Cup 2014 là không dễ, đặc biệt khi Louis van Gaal đã rút lui và dẫn dắt Man Utd, thất bại của Hà Lan lại do chính họ tạo nên. Trong trường hợp này, Liên đoàn bóng đá Hà Lan (KNVB) có nhiều phần trách nhiệm của họ, ở cái cách họ đã vẽ ra một lộ trình quá xa khi sắp đặt Hiddink thay thế Van Gaal, rồi sau đó là Danny Blind trong nỗ lực trẻ hóa ban huấn luyện.

Hà Lan: Thứ 3 ở World Cup, thành “ma đói” ở EuroKết quả như tất cả đều thấy, Hiddink chỉ nắm đội được vỏn vẹn 10 tháng và thay vì tiếp nhận Oranje ở một nền tảng tốt hơn, Blind đã phải đối mặt với những thách thức quá lớn cho một người vốn chỉ được xem là trợ lý như ông. Cuộc khủng hoảng do vậy tiếp tục kéo dài. Thứ Năm tuần trước, ông ra mắt trước Iceland và Hà Lan để thua 0-1. Sau đó vài ngày, họ nhận thất bại thứ hai liên tiếp và lần này là trước đối thủ cạnh tranh một suất dự vòng Play-off  Thổ Nhĩ Kỳ.

Dĩ nhiên, lỗi không hoàn toàn thuộc về Blind. Thay vào đó, thất bại của Hà Lan đã được sắp đặt từ trước, theo những quyết định và chiến lược mà KNVB vạch ra. Hệ thống thi đấu phòng ngự phản công dưới thời Van Gaal bị đập bỏ hoàn toàn để nhường chỗ cho lối chơi tấn công quen thuộc trước đó, với sơ đồ 4-3-3 của Hiddink. Thực ra, Van Gaal cũng có thể sử dụng sơ đồ này nhưng từ vòng loại World Cup 2014 đến Brazil, ông bất đắc dĩ đã phải gạt bỏ chỉ vì Hà Lan không có những cầu thủ phù hợp.

Vì thế, khi KNVB quyết định ngược lại và bổ nhiệm Hiddink, thay vì Ronald Koeman của Southampton, một người có cùng phong cách như Van Gaal, hành động đó chẳng khác nào tự bắn vào chân mình. 6 trận đấu dưới thời Hiddink, Oranje thắng được 3, hòa 1, thua 2 và 2 trận đấu dưới thời Blind, họ không giành được một điểm nào. Nếu những thống kê này là chưa đủ thất vọng, càng khó tin hơn khi họ đã thua Iceland cả lượt đi và lượt về, bị Czech và Thổ Nhĩ Kỳ đánh bại.

“Chúng tôi giờ không còn quyền quyết định số phận nữa”, khi Van Persie nói ra như vậy, tiền đạo của Fenerbahce chắc không chỉ nhắc nhở tất cả về thất bại của Hà Lan mà anh có lẽ cũng muốn ám chỉ rằng, Oranje đã lạc lối hoàn toàn cùng với KNVB.

Cái giá phải trả của bóng đá Hà Lan là không hề nhỏ và không rõ Oranje sẽ phục hồi dưới tay của Blind hay một ai khác, hy vọng lịch sử có thể lặp lại. Năm 1984, họ cũng không qua nổi vòng loại nhưng 4 năm sau, họ trở thành những nhà vô địch mới.

Mạnh Hào

Hà Lan: Cảm xúc dần chai lì

Hà Lan: “Cơn lốc” xây nhà từ nóc!

Đội tuyển Hà Lan: Quá trẻ nên quá non

Hà Lan: Giữ Blind ai sẽ lên thay?

Bây giờ, Hà Lan vẫn nắm suất dự vòng play-off, nhưng cửa sau đến Pháp cũng đầy trắc trở do chỉ hơn Thổ Nhĩ Kỳ 1 điểm nên không được phép thua trận này. Thế nhưng, ai dám đảm bảo cho thầy trò Danny Blind điều đó, khi công tác tổ chức và kỷ luật luôn là nhược điểm của “Cơn lốc màu da cam”. Bằng chứng mới nhất là sau trận thua Iceland, thủ quân Arjen Robben không tiếc lời lăng mạ đàn em Martins Indi về tội nhận thẻ đỏ. Ngôi sao số 1 hiện nay của xứ sở cối xay gió tuyên bố: “ Với tư cách đội trưởng, tôi luôn cố gắng bảo vệ cho đồng đội, nhưng lần này, tôi chẳng thể nói gì khác ngoài việc bảo cậu ta quá ngu”.

Hà Lan tiếp tục mê man

Điều đáng suy ngẫm là ngay cả Blind cũng không có ý định biện hộ cho cậu học trò 23 tuổi: “Tất cả đều biết rõ đây là trận đấu khó khăn do Iceland tuân thủ kỷ luật chiến thuật rất tốt nên không cho đối thủ có cơ hội ghi bàn. Kế hoạch của chúng tôi là dồn bóng cho Robben, rồi thì đùng một cái, mọi toan tính bị xáo trộn do Martins Indi bị đuổi”. Tuy nhiên, những người quen thuộc bóng đá Hà Lan chắc chắn không cảm thấy lạ lùng về chuyện mắng nhiếc nhau như thế, đặc biệt do hiện nay, Blind vẫn buộc phải dựa vào những lão tướng như Robben, Robin van Persie và Wesley Sneijder để xây dựng lối chơi.

Bởi lẽ, “Cơn lốc màu da cam” đang ở buổi giao thời, khi thế hệ trước bắt đầu mỏi gối, mà thế hệ sau với các đại biểu ưu tú như Memphis Depay, Luciano Narsingh và Davy Klaassen vẫn chưa kịp lớn. Đấy là lý do tại sao Guus Hiddink thất bại, khi bộ ba Robben, Van Persie và Sneijder thường xuyên chấn thương khiến phong độ của ĐTQG thiếu sự ổn định. Tình hình càng tồi tệ do những sai sót cá nhân không đáng có như trường hợp dính thẻ đỏ của Martins Indi hoặc tình huống khiến đội nhà chịu phạt đền của Gregory van der Wiel. Trong bối cảnh đó, LĐBĐ Hà Lan rõ ràng cần đến một phép màu.

Thế nhưng, tất cả họ làm được chỉ là giao phó ĐTQG cho người trợ lý của Hiddink, khiến bức tranh tương lai chỉ toàn gam màu tối. Bởi lẽ, Blind còn non nớt tới mức đành tiếp tục dùng nguyên vẹn ban huấn luyện của Hiddink như chỗ dựa tâm lý. Không chỉ vậy, ông còn trọng dụng con trai Daley Blind khiến phòng thay đồ của Hà Lan vốn hiếm khi êm ấm nay càng dậy sóng ngầm. Uy tín của HLV mới càng rớt nhanh khi Martins Indi bị đuổi: Ông rút tiền đạo Klass-Jan Huntelaar để thay bằng một hậu vệ sau khi Robben đã tập tễnh rời sân, khiến khán giả trên sân Amsterdam ArenA cực kỳ bất mãn. Nỗi thất vọng càng lớn do trong 40 phút cuối lúc Iceland đang dẫn 1-0, Blind vẫn không tăng cường tiền đạo.

Với nội bộ rối ren và HLV gà mờ như thế, Hà Lan rất dễ sụp đổ tại Thổ Nhĩ Kỳ và khi ấy, LĐBĐ Hà Lan nhiều khả năng phải tìm HLV mới. Nhưng ngay thời điểm này, có ông thầy lừng lẫy nào dám liều mạng nhảy vào “Cơn lốc màu da cam”?

Hà Lan tiếp tục mê man

Minh Châu

Đây mới là trận đầu tiên trên đất khách của Hà Lan dưới quyền HLV mới Danny Blind. Trước đó, Guus Hiddink đã buộc phải từ chức do khởi đầu tệ hại.